Các ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực LSNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 73 - 74)

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO LĨNH VỰC LÂM SINH GIAI ĐOẠN 2021

3.2.Các ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực LSNG

TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

3.2.Các ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực LSNG

Từ định hướng chung, một số ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực LSNG trong giai đoạn tới như sau:

- Nghiên cứu đánh giá toàndiện về hiện trạng và tiềm năng tài nguyên LSNG hiện có ở từng tỉnh kết hợp với vùng sinh thái, xác định được những loài cây LSNG có giá trị cả về khoa học và kinh tế và có tiềm năng phát triển theo hướng hàng hóa theo từng vùng và từng tỉnh, làm cơ sở đề xuất giải pháp ưu tiên quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, bảo tồn và phát triển bền vững cho từng loại LSNG một cách có hiệu quả ở các vùng kinh tế sinh thái khác nhau.

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tăng trưởng, sinh thái cá thể và quần thể, tái sinh,... làm cơ sở đề xuất giải pháp phục hồi rừng và phát triển bền vững tài nguyên LSNG trong tự nhiên.

- Nghiên cứu đánh giá thị trường và dự báo tiềm năng thị trường LSNG trong nước cũng như quốc tế làm cơ sở xác định sản phẩm, mặt hàng LSNG có ưu thế, giá trị gia tăng cao và quy mô phát triển của chúng ở từng vùng kinh tế sinh thái trong tương lai.

- Nghiên cứu phát triển toàn diện ngành mây - tre Việt Nam theo chuỗi giá trị nhất là lĩnh vực nhân giống, gây trồng, phục tráng, quản lý rừng bền vững, khai thác và chế biến.

- Nghiên cứu phát triển các loài cây LSNG làm dược liệu có giá trị phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩutrong đó tập trung vào nghiên cứu chọn, nhân giống đạt chuẩn, nghiên cứu kỹ thuật thuần hóa, canh tác dưới tán rừng, ứng dụng công nghệ hiện đại trong thu hoạch và sơ chế

theo hướng năng suất cao, chất lượngđạt chuẩn, ổn định, bền vững.

- Nghiên cứu phát triển toàn diện các loài cây lấy tinh dầu, dầu nhựa chủ lực, có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu, trong đó chú trọng đến nghiên cứu chọn giống và cải thiện giống, giải pháp trồng, thâm canh, công nghệ khai thác, sơ chế và chế biến sảnphẩm ở từng vùng kinh tế sinh thái cụ thể.

- Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các giải pháp phát triển các loài cây làm gia vị, thực phẩm chủ lực cho xuất khẩu theo hướng năng suất, chất lượng cao, ổn địnhvà bền vữngtrong đó chú trọng đến nghiên cứu chọn giống và cải thiện giống, giải pháp trồng thâm canh, công nghệ khai thác, sơ chế và chế biến sản phẩm ở từng vùng kinh tế sinh thái cụ thể.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch LSNG làm cơ sở đề xuất định hướng nghiên cứu, quy hoạchmạng lưới phát triển trong tương lai.

- Nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến và hoàn thiện công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch LSNG theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu suất sử dụng, chất lượng của sản phẩm, phù hợp vớicác tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Chú trọng đến kỹ thuật chưng luyện, trích ly trong sản xuất tinh dầu, nhựa, hương liệu, dược liệu và công nghệ sản xuất gia vị từ LSNG.

- Nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên bằng một số loài cây LSNG có giá trị nhằm nâng cao giá trị kinh tế của rừng kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nghiên cứu các phương thức, biện pháp quản lý tài nguyên LSNG trong rừng tự nhiên theo hướng hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng ở vùng đệm và rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Nghiên cứu định lượng giá trị của LSNG làm cơ sở khoa học trong việc định giá rừng. - Nghiên cứu, hoàn thiện và thể chế hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình quản lý chất lượng có liên quan đáp ứng yêu cầu của sản xuất và quản lý bền vững tài nguyên LSNG trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

- Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách có liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên LSNG nhằm tạo động lực để người dân tham gia bảo tồn và phát triển LSNG.

IV. KẾTLUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

4.1. Kết luận

Lâm sản ngoài gỗ như mọi sản phẩm lâm nghiệp khác, nó là một bộ phận quan trọng, đóng góp quan trọng cho giá trị sản xuất của ngành. Tronggiai đoạn 2011-2020, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực LSNG đã đóng góp không nhỏ, quan trọng vào kết quả hoạt động, cũng như sự tăng trưởng vượt bậc và ổn định của ngành lâm nghiệp nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung. Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực LSNG sẽ là một trong những lĩnh vực quan trọng đóng góp vào sự thành công của đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp khi có định hướng nghiên cứu đúng, phù hợp và được đầu tư thích đáng.

4.2. Đề xuất

Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên cần phải thực hiện tốt các giải pháp về tổ chức, quản lý, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn vốn, các chính sách khuyến khích hoạt động khoa học, công nghệvà hợp tác quốc tế.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cán bộ làm công tác nghiên cứu về LSNG thông qua đào tạo.

- Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu LSNG phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuấtvà thị trường, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, có sự tham gia của người sử dụng kết quả nghiên cứu. Hoạt động nghiên cứu LSNG dài hạn, có tính liên tục, kế thừa, đồng bộ.

- Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu nhằm tạo động lực khuyến khích cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất LSNG.

- Tăng cường điều kiện, trang thiết bị và đầu tư nguồn kinh phí cho nghiên cứu về LSNG. - Tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ trong lĩnh vực LSNG.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 73 - 74)