MỘT SỐ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆTRONG QUẢN LÝ VÀ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 126 - 129)

PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN). Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã xác định 4 khâu đột phá quan trọng để sớm trở thành tỉnh “kiểu mẫu”; trong đó nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong bốn khâu đột phá. Ngành Nông nghiệp nói chung, lâm nghiệp nói riêng trong những năm qua luôn xác định việc nghiên cứu ứng dụng KH&CN là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; với quan điểm chủ đạo là: Lấy con người và khoa học công nghệ là động lựccho phát triển nông nghiệp. Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, có lợi thế, có thị trường. Tập trung, ưu tiên hỗ trợ các ngành hàng chủ lực theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, ưu tiên mô hình sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, xanh,sạch. Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN nên trong những năm qua sản xuất nông nghiệp nói chung, lâm nghiệp nói riêng của tỉnh liên tục có sự tăng trưởng, giá trị sản xuất toàn ngành năm sau cao hơn năm trước, năng suất, chất lượng từng bước được nâng lên. Đặc biệt, đã tham gia xây dựng nội dung hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất cây giống lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô, đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thông qua tại Nghị quyết 81/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 về chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

Thực hiện Kế hoạch 169/KH-UBND ngày 09/11/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về thực hiện khâu đột phá về nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH-KT phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, ngành NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng sâu rộng các tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động phát triển lâm nghiệp và đạt được những kết quả khả quan, như ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật, công nghệ mô - hom trong sản xuất giống cây lâm nghiệp, đã xây dựng được 15 nguồn giống, tuyển chọn cây mẹ, làm giống được 5.000 cây trội với 12 loài; ứng dụng các tiến bộ khoa học để theo dõi, cập nhật, quản lý dữ liệu ngành lâm nghiệp; nhiều mô hình nông lâm kết hợp, mô hình trang trại rừng, mô hình trồng rừng gỗ lớn, có năng suất cao đã được tổng kết, đánh giá nhân ra diện rộng, v.v... Một số kết quả nổi bật gồm:

2.1. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nghiên cứu trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, trồng thử nghiệm một số cây lâm nghiệp mới và nuôi cấy mô nghiệm một số cây lâm nghiệp mới và nuôi cấy mô

- Thực hiện Đề án Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đến hết năm 2019 đã tập trung chỉ đạo trồng mới, chuyển hóa được 50.500 ha rừng gỗ lớn (trồng mới 48.765 ha, chuyển hóa 1.735 ha), từng bước hình thành vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, đạt 90,18% kế hoạch và dự kiến hoàn thành kế hoạch 56.000 ha vào năm 2020, các loạicây trồng chủ yếu là Keo tai tượng Úc, Sao đen và một số loại cây bản địa như Lim xanh, Lát Hoa, Xoan ta, v.v...

- Thực hiện trồng thử nghiệm cây Thiên ngân trên một số điều kiện lập địa, với diện tích 4,5 ha tại các huyện Thường Xuân, Như Thanh, Tĩnh Gia. Kết quả bước đầu xác định cây Thiên ngân là cây dễ gây trồng, sinh trưởng nhanh, ưa sáng có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở kết quả trồng thử nghiệm cho thấy Thiên ngân là cây có tiềm

năng phát triển trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ trong và ngoài tỉnh.

- Thực hiện trồng cây Mắc ca trên diện tích đất Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành với tổng diện tích 94,7 ha. Nhìn chung cây Mắc ca tương đối thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng khu vực huyện Thạch Thành, cây phát triển tốt, xanh quanh năm, ít sâu bệnh hại, đây là cây ăn quả đa tác dụng do vậy ở những nơi đất bằng, tầng đất canh tác dày thì tỷ lệ ra hoa nhiều hơn, cây sai quả hơn. Kết quả đánh giá mô hình tại các hộ trồng cây Mắc ca cho thấy hiệu quả đem lại cao hơn một số cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp khác nếu được chăm sóc và đầu tư đúng quy trình.

- Thực hiện mô hình trồng keo mô tại địa bàn huyện Lang Chánh, trên diện tích của Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, với tổng diện tích 15 ha. Qua đánh giá chung cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn so với các loại keo khác; tán lá rộng, nhiều lá, thân dẻo, bền; cành có thể tự tỉa và ít mắt. Mặc dù chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế mang lại, nhưng bước đầu cho thấy cây có thể sẽ phát triển tốt hơn so với trồng các loại keo thông thường khác.

- Thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị phục vụ việc nghiên cứu, nuôi cấy mô để sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, đến nay đã sản xuất thành công một số loài như Ba kích tím, Phong lan, Keo mô,... tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nông lâm nghiệp Thanh Hóa.

2.2. Ứng dụng khoa học công nghệ, các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ công tác phòng,

chống, chữa cháy rừng (PCCCR)

- Xây dựng phần mềm “Phân vùng trọng điểm cháy”: Phần mềm được xây dựng trên cơ sở nền bản đồ Kiểm kê rừng các huyện, số liệu khí tượng của các trạm quan trắc khu vực lân cận tự, động đưa ra danh sách các lô rừng trọng điểm cháy theo từng ngày trong tháng, từng tháng của mùa cháy.

- Thực hiện dự án “Ứng dụng camera chuyên dụng trong cảnh báo sớm, phát hiện đám cháy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”: Triển khai lắp đặt 03 trạm camera IP tại địa bàn các huyện Hoằng Hóa, Hà Trung và Tĩnh Gia (mỗi trạm 02 Camera, camera IP thứ nhất có độ phân giải cao (8 MP) dùng để chụp ảnh các khu rừng với định kỳ khoảng 5 giây đáp ứng yêu cầu tự động phát hiện các đám cháy rừng; camera IP thứ hai có độ phân giải thấp hơn (2.5 MP) nên có thể thu nhận hình ảnh liên tục phục vụ quan sát bằng mắt phát hiện các đám cháy rừng); kết hợp với bộ công cụ hỗtrợ chuyển đổi từ tín hiệu từ camera đến các thiết bị di động và máy tính nhằm quan sát phát hiện sớm lửa rừng. Các camera IP thu nhận hình ảnh về các khu rừng và truyền về máy chủ qua mạng internet, lưu trữ vào cơ sở dữ liệu.

2.3. Ứng dụng công nghệ trong giám sát, theo dõi diễn biến rừng

- Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong điều tra và quản lý tài nguyên rừng: Ứng dụng đangđược Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa sử dụng trong việc theo dõi phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng thông qua ứng dụng Google EarthEngine, ảnh vệ tinh Lansatd 8. Google Earth Engine làm việc thông qua giao diện trực tuyến, bao gồm các công việc khai báo lệnh để đưa dữ liệu ảnh vào nền tảng, xử lý ảnh, phân tích, phân loại ảnh, hiển thị kết quả và xuất kết quả. Kết quả sau khi được xử lý bằng các chương trình lập bản đồ như: ArcGIS, Mapnifo, Global.Mapper, kết hợp bản đồ hiện trạng rừng năm gần nhất, giúp xác định vị trí có thảm thực bì (rừng biến động).

- Sử dụng Dữ liệu vệ tinh Planet giám sát mất rừng: Đây là vệ tinh khai thác miễn phí (sau khi đăng ký tài khoản tại https://www.planet.com có thể xem, tải ảnh). Độ phân giải ảnh Planet 3-5m, tần suất ảnh chụp 2-3 ngày/ảnh, truy cập dữ liệu có sẵn, dữ liệu được xử lý trong vòng 24 giờ sau khi chụp do đó có thể thường xuyên giám sát, theo dõi, biến động và cảnh báo phá rừng.

- Sử dụng phần mềm diễn biến rừng FRMS có tích hợp sẵn phần mềm QGIS (xử lý bản đồ) và công cụ quản lý cơ sở dữ liệu. Là phần mềm cơ sở trong hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp tại Việt Nam. Phần mềm cho phép cập nhật bất cứ một diễn biến mới nào của rừng, một diện tích, một lô rừng nào thay đổi trạng thái do cháy rừng, phá rừng,chuyển mục đích sử dụng,... đều có thể cập nhật trực tuyến lên hệ thống máy chủ. Thông qua khai thác phần mềm, có thể cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến các cấp quản lý cũng như các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

2.4. Triển khai thực hiện một số đề tài ứng dụng Khoa học công nghệ

Những năm qua, tại Thanh Hóa đã triển khai nhiều đề tài, dự án, chương trình trong lĩnh vực lâm nghiệp với quy mô toàn tỉnh, trong đó có một số đề tài ứng dụng KHCN, tiến bộ kỹ thuật trong triển khai thực hiện, như:

- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm phục vụ công tác quản lý Kiểm lâm địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Kết quả xây dựng 01 phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ công tác quản lý việc thực hiện nhiệm vụ củakiểm lâm địa bàn (KLĐB) tỉnh Thanh Hóa; phần mềm đã cập nhật hệ thống CSDL về hoạt động bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng từ năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, để có bộ cơ sở dữ liệu tốt nhất phục vụ nhiệm vụ của kiểm lâm địa bàn trong quá trình tổng hợp, xử lý, đã cập nhật những số liệu, thông tin mới nhất theo thống kê, báo cáo, công bố do các cơ quan quản lý, chuyên môn cung cấp hoặc cấp có thẩm quyền ban hành, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhóm thông tin về hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, gỗ làm nhà, đối tượng vi phạm, các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, các vùng trọng điểm cháy, cưa xăng, v.v... Hiện đề tài đang được triển khai, ứng dụng và đạt hiệu quả cao.

- Đề tài “Ứng dụng kỹ thuật lâm sinh tác động, phát triển rừng tự nhiên là rừng sản xuất có đa cây mụcđích, sinh khối nghèo thành rừng có sinh khối giàu đáp ứng nhu cầu kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”; đến nay đã xây dựng được 06 mô hình thử nghiệm các biện pháp lâm sinh tại 06 huyện, qua kiểm tra, cây trồng trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, huyện, hộ tham gia mô hình; trồng bổ sung cây bản địa (03ha/mô hình) đảm bảo chất lượng, tiến độ; lập 12 ô tiêu chuẩn/6 mô hình đo đếm các chỉ tiêu lâm học theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển.

- Dự án “Ứng dụng GPS trong tuần tra, kiểm tra rừng” tại Vườn quốc giaBến En, các khu bảo tồn thiên nhiên. Thông qua thực hiện dự án giúp cán bộ thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra chính xác hơn, tiết kiệm được thời gian và nhân lực. Sau kiểm tra, hành trình được cập nhật, đưa vào dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra lần sau nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

- Đề xuất đề tài “Xây dựng phần mềm nhận dạng nhanh một số loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm phục vụ công tác quản lý, bảo vệrừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, với mục tiêu xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong xử lý hình ảnh để xây dựng được phần mềm nhận dạng nhanh, có thể sử dụng trên trên các nền tảng web app và mobile app, dự kiến ứng dụng rộng rãi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm,

Công an, Hải quan, Quản lý Thị trường cũng như các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý Nhà nước khác, đồng thời là nguồn dữ liệu phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh. Đề tài đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh mục nhiệm vụ KHCN và được Sở KH&CN tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện trong năm 2020 và 2021.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 126 - 129)