KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP RỪNG GIAI ĐOẠN 2011

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 76 - 78)

góp phần vào sự phát triển chung của ngành Công nghiệp chế biến gỗ và Lâm sản, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các kết quả vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đưa nước ta trở thành vị trí số 5 về xuất khẩu đồ gỗ trên thế giới. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp rừng vào sản xuất còn nhiều hạn chế, số lượng nhiệm vụ KHCN rất ít, tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn thấp, công tác nghiên cứu chưa bám sát với thực tiễn. Một số vấn đề tồn tại trong thực tiễn sản xuất: Chất lượng gỗ rừng trồng còn thấp, chất lượng sản phẩm gỗ và khả năng cạnh tranh chưa cao; Công nghiệp phụ trợ, thiết bị, vật tư phục vụ cho sản xuất chế biến gỗ gần như bỏ ngỏ, phụ thuộc vào nhập khẩu; Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật còn hạn chế, trong khi sự tham giacủa doanh nghiệp, sự liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp còn hạn chế.Do vậy, cần thực hiện những định hướng nghiên cứu và giải pháp thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong giai đoạn tiếp theo để góp phần phát triển ngành Công nghiệp chế biến gỗ và Lâm sản. Trong bài viết này là tổng hợp các kết quả nghiên cứu về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Công nghiệp rừng của Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệtrong giai đoạn 2020 - 2030.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC CÔNGNGHIỆP RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 NGHIỆP RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

2.1. Định hướng chung phát triển KHCN lĩnh vực Công nghiệp rừng

- Tăng cường các nghiên cứu cơ bản để tạo nền tảng cơ sở khoa học cho các nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu tạo vật liệu mới dần thay thế gỗ rừng tự nhiên phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản xuất các nguyên liệu phụ trợ trong sản xuất đồ mộc xuất khẩu và gỗ xây dựng từ

nguồn nguyên liệu trong nước. Nghiên cứu tạo vật liệu mới, vật liệu phụ trợ, thân thiện môi trường, nâng cao giá trị sử dụng gỗcho các loài cây trồng rừng chủ lực; Keo dán, chất phủ, thuốc bảo quản gỗ thân thiện môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào khai thác vận xuất và chế biến gỗ, lâm sản.

- Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới, kết quả nghiên cứu vào sản xuất thông qua các chương trình, các hoạt động Khuyến công, Khuyến lâm. Giới thiệu, nhân rộng kết quả và trao đổi học thuật thông qua các Hội nghị khoa học và các cơ quan chuyên trách ở các địa phương.

2.2. Kết quả thực hiện

2.2.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia, cấp Bộ, cấp Tỉnh/Thành phố

Trong giai đoạn 2011-2020, thực hiện Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và

phát triển bền vững theo QĐ số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và

PTNT, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Tổng số nhiệm vụ KHCN cả hai đơn vị Viện Khoa học Lâm nghiệpViệt Nam và Trường Đại học Lâm nghiệp đã thực hiện là13 đề tài cấp Quốc gia, 3 đềtài Quỹ Nafosted,28 nhiệm vụ cấp Bộ Nông nghiệp và PTNTtrong đó (4 đề tài trọng điểm cấp Bộ, 17 đề tài cấp Bộ, 7 dự án thử nghiệm cấp Bộ), 6 đề tài cấp tỉnh, thành phố,69 nhiệm vụ cấp cơ sở (cấp Trường, cấp Viện).

Một số lĩnh vực tập trung thực hiện: i) Xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến trong sản xuất Vật liệu mới, Công nghệ chế biến, bảo quản gỗ, LSNG và nguyên liệu phụ trợ trong sản xuất đồ gỗ. Áp dụng cơ giới hóa - tự động hóa vào trong hoạt động sản xuất cây giống chất lượng cao phục vụ trồng,chăm sóc, bảo vệ rừng cũng như ứng dụng cơ giới hóa vào trong các khâu khai thác, vận suất gỗ rừng trồng nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động, ảnh hưởng đến môi trường; ii) Thực hiện các nhiệm vụ Dịch vụ Khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu và nhu cầu xã hội: Hoạt động dịch vụ giám định gỗ vàthực vật, sản phẩm gỗ; xác định tính chất cơ, lý gỗ; khảo nghiệm thuốc bảo quản lâm sản; phòng chống mối cho công trình xây dựng.

2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu nổi bật

a. Lĩnh vực Cơ khí và Công trình Lâm nghiệp

- Đã nghiên cứu và phát triển hoàn thiện Công nghệ điều tiết cường độ ánh sáng và bức xạ mặt trời tác động vào trong luống ươm cây để điều tiết tiểu khí hậu trong môi trường nuôi dưỡng cây giống bằng hệ thống các tầng lưới che sáng chuyên dụng cho nhà giâm hom, vườn huấn luyện cây giống lâm nghiệp. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng thành công Công nghệ tưới phun tự động tạo ẩm cho môi trường nuôi dưỡng cây giống. Công nghệ che sáng di động và

tưới phun tự động và Nhà giâm hom cây lâm nghiệp cải tiến đã được Bộ Nông nghiệp và

PTNT công nhận là TBKT, công nghệ mới tại Quyết định số 192G/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 04/5/2015.

- Nghiên cứu phát triển công nghệ tạo compost từ cành lá vỏ cây rừng trồng quy mô trang trại, gia đình và tạo được chế phẩm sinh học ủ compost từ dịch khuẩn phân giải xenlulo nêu trên đã được li tâm và các nguyên liệu thông thường (than mùn, apatit,...). Xác định được chế độ công nghệ thích hợp để ủ compost từ cành lá vỏ cây keo lai: độ pH (6,2-6,8), độ ẩm (30-45)%, nhiệt độ (35-40)oC, tần xuất đảo trộn 10 ngày/lần.

- Nghiên cứu tạo vỏ bầu ươm cây giống lâm nghiệp tự hủy sinh học: Nguyên liệu chế tạo từ polyme, tinh bột và nguyên liệu thông thường có trong nước. Quy trình kỹ thuật cơ bản đã phổ biến trong sản xuất và thiết bị hiệncó tại các xưởng chế biến nhựa nhiệt dẻo trong nước.

- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị máy sản xuất bầu ươm cây giống lâm nghiệp quy mô bán công nghiệp cho điều kiện Việt Nam.Sử dụng được với vỏ bầu từ polymer thông đang phổ biến trong sản xuất và polymer tự phân hủy sinh học, giá thể cải tiến chứa compost. Quy mô bán công nghiệp, các khâu nặng nhọc độc hại và phức tạp cần chính xác cao được cơ giới hóa, công suất khoảng 1.500 bầu/giờ.

- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo cày ngầm cải tiến, càychăm sóc rừng đáp ứng các yêu cầu canh tác trên đất dốc. Cày ngầm cải tiến có độ sâu làm đất tới 70 cm, ít làm sáo trộn lớp đất mặt, hạn chế rửa trôi xói mòn, chi phí năng lượng giảm từ 15 - 20% so với cày nguyên bản. Cày không lật và cày chảo chăm sóc rừng đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chăm sóc theo từng độ tuổi cây rừng, tỷlệ vùi lấp thực bì cỏ dại đạt trên 80%, năng suất đạt từ 0,35 - 0,42 ha/giờ.

- Đã làm chủ được Công nghệ và chế tạo thành công 04 loại máy phục vụ cho công tác chữa cháy (máy chữa cháy rừng bằng sức gió cầm tay, máy phun đất cát chữa cháy rừng cầm tay, xe chữa cháy rừng đa năng, hệ thống thiết bị chữa cháy rừng tràm), đã được chuyển giao cho một số công ty lâm nghiệp, vườn quốc gia...

- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy ép ván nhiều lớp kích thước lớn (sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp); thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị trưng cất tinh dầu hồi từ lá, hoa (sản phẩm được công nhận TBKT); thiết kế chế tạo dây chuyền xẻ gỗ tự động.

b. Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về Gỗ và Lâm sản

- Nghiên cứu về tuổi thành thục công nghệ và thành thục kinh tế của một số loài gỗ rừng trồng ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ cho 2 loài keo lai và Keo tai tượng đã xác định được. Tuổi thành thục công nghệ của gỗ keo lai, Keo tai tượng ở mức 12- 15 tuổi (với mục đích để sản xuất gỗ xẻ cho sản xuất đồ mộc). Tuổi thành thục công nghệ của gỗ keo lai, Keo tai tượng ở mức 5 - 13 tuổi (sử dụng cho ván bóc), Tuổi thành thục công nghệ của gỗ keo lai, Keo tai tượng ở mức 4 - 7 tuổi (Với mục đích sử dụng gỗ để sản xuất dăm).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu của các loài gỗ và tre: “Tên gọi và đặc tính gỗ, tre Việt Nam” đồng thời giúp cho tra cứu các thông tin về tên và đặc tính gỗ nhanh chóng (Chương trình đã được xây dựng và trong cơ sở dữ liệu có 110 loài có đủ cả đặc điểm giải phẫu gỗ và tính chất cơ vật lý, 50 loài chỉ có đặc điểm giải phẫu gỗ và 50 loài chỉ có tínhchất cơ vật lý gỗ).

- Xây dựng và ban hành TCVN và QCVN phục vụ nghiên cứu, sản xuất và quản lý theo yêu cầu đặt hàng của Bộ: Thuật ngữ và định nghĩa các đặc điểm cấu tạo của gỗ cây hạt trần và cây hạt kín đã thống nhất được cách sử dụng các thuật ngữ trong mô tả cấu tạo gỗ đã dùng từ trước đến nay ở Việt Nam đồng thời hài hoà với những thuật ngữ quốc tế và được ban hành thành tiêu chuẩn Việt Nam. Bảng phân loại gỗ căn cứ vào một số tính chất vật lý và cơ học đã được ban hành thành tiêu chuẩn Việt Nam và sẽ thay thế bảng phân loại tạm thời các loại gỗ Việt Nam đã được sử dụng từ năm 1977.

c. Lĩnh vực công nghệ Chế biến lâm sản

+ Tạo vật liệu mới và xử lý biến tính gỗ rừng trồng

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 76 - 78)