Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống keo lai mớ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 35 - 36)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống keo lai mớ

Nhằm chọn lọc được những dòng keo lai mới có năng suất cao và tính chất gỗ tốt, trong giai đoạn từ năm 2000 - 2010, Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã xây dựng các vườn lai giống tự nhiên bao gồm các dòng Keo lá tràm và Keo tai tượng tốt nhất được trồng liền kề nhau nhằm tạo ra hạt lai tự nhiên giữa 2 loài. Hạt giống từ các dòng này được tiến hành thu hái và gieo ươm riêng rẽ, sau đó tiến hành chọn lọc được 6.000 cây keo lai từ các lô cây con này. Các cây keo lai tự nhiên này được trồng theo từng gia đình trong các khảo nghiệm chọn lọc sớm với đối chứng là các dòng keo lai đã được công nhận. Viện đã tiến hành đánh giá các khảo nghiệm này ở giai đoạn 24 tháng tuổi và đã chọn lọc được 550 cây trội keo lai. Các cây trội này sau đó được nhân giống vô tính và trồng khảo nghiệm trên các vùng sinh thái khác nhau, mỗi khảo nghiệm có từ 160 - 250 dòng (khảo nghiệm loại trừ dòng - clone elimination trial). Sau 24 - 36 tháng tuổi, các khảo nghiệm này tiếp tục được đánh giá và chọn lọc các dòng có sinh trưởng tốt nhất, các dòng này tiếp tục được trồng trong các khảo nghiệm chứng minh dòng vô tính (clone proving trial) trên một số vùng sinh thái trên cả nước. Kết quả dưới đây thể hiện kết quả đánh giá các khảo nghiệm chứng minh dòng.

Bảng 1.Kết quả khảo nghiệm các dòng keo lai mới tại Quảng Trị và Bình Định

Cam Lộ, Quảng Trị (12/2013 - 7/2018) Quy Nhơn, Bình Định (12/2013 - 7/2018) Dòng D1,3 (cm) H (m) V (dm/cây) Năng suất (m/ha/năm) Dòng (cm) D1,3 H (m) V (dm/cây) Năng suất (m/ha/năm) BV523 14,8 16,5 146,70 35,07 BV376 14,76 16,87 147,30 34,23 BV584 14,0 16,8 133,80 33,76 BV586 13,08 15,89 112,30 28,89 BV434 12,5 16,3 103,60 30,27 BB018 13,41 14,83 119,30 28,72 BV350 13,0 16,4 113,30 30,09 BV355 12,52 15,53 98,20 26,08 BV32 12,5 15,7 100,70 29,42 BB028 12,51 14,97 95,80 22,26 BV330 12,3 15,7 97,30 27,14 BV16 11,98 14,43 87,70 21,84 BV16 13,1 16,0 116,40 26,28 BB048 13,73 15,75 122,80 20,38 BV390 13,3 15,5 114,50 25,85 BV390 12,40 14,82 95,10 18,94 BV586 12,8 16,1 106,90 23,42 BV542 13,83 15,13 118,40 18,67 BV516 13,9 14,8 123,20 22,91 BB055 13,95 14,26 116,70 18,40 . . . . . . . . . . BV303 9,6 12,0 47,50 8,20 BB038 11,28 14,24 72,90 5,45 BV128 8,5 11,0 34,70 8,06 BV291 8,77 12,29 39,60 5,26 11,58 14,25 84,20 11,58 13,75 81,10 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 1,73 1,67 29,49 2,27 2,50 39,49

Trên cả hai khảo nghiệm, kết quả đánh giá còn cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng vô tính về tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng (Fpr<0,001).

Tại Cam Lộ, Quảng Trị, năng suất hàng năm của các dòng keo lai (tính bằng thể tích thân cây trung bình ×mậtđộ ban đầu 1.660 cây/ha × tỷ lệ sống của từng dòng, chia cho số tuổi) được thể hiện trên bảng 1 cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa các dòng. Trong đó dòng BV523, BV584, BV434 và BV350 có năng suất vượt trội hơn so với các dòng keo lai khac cũng như các giống quốc gia được công nhận (BV10, BV16, BV32), với năng suất bình quân tương ứng đạt 35,1 m/ha/năm; 33,8 m/ha/năm; 30,3 m/ha/năm và 30,1 m/ha/năm. Các dòng này đồng thời có dạng thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tán lá phát triển đồng đều và không bị sâubệnh.

Tại Quy Nhơn, Bình Định, các dòng BV376, BV586, BB018, BV355, BB028 cũng có năng suất vượt trội hơn so với các giống quốc gia được công nhận (BV10, BV16, BV32), với năng suất bình quân đạt 22,26 đến 34,23 m/ha/năm. Trong số các dòng này thì 2 dòng BV376 và BV586 có chất lượng thân cây tốt nhất, thân thẳng cành nhánh nhỏ, tán lá phát triển đều.

Hình 1. Dòng keo lai BV584 tại Cam Lộ, Quảng Trị đạt năng suất 34 m/ha/năm sau 4,5 tuổi (Ảnh: Đỗ Hữu Sơn)

Từ các kết quả nghiên cứu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành công nhận 4 dòng BV523, BV584, BV434, BV350 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Cam Lộ, Quảng Trị và 3 dòng BV376, BV586 và BB055 là giống tiến bộ kỹ thuật áp dụng cho vùng Quy Nhơn, Bình Định.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)