MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÃ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 152 - 156)

2.1. Về nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển sản xuất giống cây lâm nghiệp

Xác định giống là nhân tố đầu tiên quyết định năng suất và chất lượng cây trồng, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển sản xuất giống cây lâm nghiệp. Thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ đã từng bước nâng cao năng lực sản xuất giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào các loài cây trồng rừng chính có năng suất, chất lượng cao nhằm phục vụ trồng rừng kinh tế, rừng gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 04 cơ sở nuôi cấy mô tế bào áp dụng công nghệ hiện đại đạt công suất gần 20 triệu cây giống/năm (Công ty Cổ

phần Phát triển Agri - Tech; Trung tâm Khoa học và Sản xuất Nông lâm nghiệp Quảng Ninh; Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Khoa học Thái Dương; Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc); thu hút được trên 30 cán bộchuyên môn trong lĩnh vực công nghệ sinh học tham gia; công nhận hệ thống cây trội phục vụ nhu cầu sản xuất giống (Thông nhựa; Sở; Hồi); phát triển

một số giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật (giốngbạch đàn GLGU9, GLSE9, GLU4).

2.2. Về nghiên cứu bảo tồn, phát triển nguồn gen các loài cây rừng quý hiếm, có giá trị kinh tế, giá trịdược liệu tế, giá trịdược liệu

Bên cạnh việc phát triển sản xuất giống cây lâm nghiệp, tỉnh Quảng Ninh đã dành nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu bảo tồn, phát triển nguồn gen các loài cây quý hiếm, có giá trị kinh tế, giá trịdược liệu. Trong đó tập trung bảo tồn tại chỗ các loài cây gỗ có giá trị (loài cây Lim xanh, cây Kim giao núi đá tại Vườn quốc gia Báo Tử Long; cây Dẻ tùng sọc trắng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Ký Thượng; quần thể cây Tùng cổ tại Khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử); đẩy mạnh ứng công nghệ tiên tiến trong khai thác và phát triển một số nguồn gen cây lâm nghiệp trở thành sản phẩm thương mại như: công nghệđiều khiển thời gian nở hoa Mai vàng Yên Tử; công nghệ sản xuất sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe từ lan Kim tuyến, lan Thạch hộc tía, Ba kích tím, Trà hoa vàng; công nghệ sản xuất nhựa thông đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mốt số sản phẩm đã trở thành sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Quảng Ninh (Trà hoa vàng Ba Chẽ; Ba Kích tím Quảng Ninh; Dầu Sở Bình Liêu...); điều tra thu thập mẫu thực vật, côn trùng phục vụlưu giữ, trưng bày, nghiên cứu khoa học.

Đánh giá nguồn gen Thông nhựa

2.3 Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển một số sản phẩm lâm sản

Ứng dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm lâm sản gắn với phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung hướng tới xuất khẩu là một trong những lĩnh vực được tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo và có chính sách ưu tiên phát triển. Để khai thác tiềm năng, lợi thế về vùng nguyên liệu, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ giải quyết những điểm nghẽn trong chuỗi sản xuất: ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chọn lọc, nâng cao chất lượng giống một số loài cây (Thông, bạch đàn, keo, sở); công nghệ trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn; công nghệ sản xuất gỗ ghép thanh tự động phục vụ xuất khẩu; công

nghệ sản xuất nhựa thông; công nghệ sản xuất viên nén gỗ; công nghệ sản xuất một số sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (Giảo cổ lam; Trà hoa vàng; nấm Linh chi,...) đạt tiêu chuẩn GMP. Kết quả ứng dụng, đổi mới công nghệ đã giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu khắt khe như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,...

2.4 Xây dựng thương hiệu các sản phẩm lâm sản

Cùng với chính sách hỗ trợứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành chích sách và triển khai hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm lâm sản gắn với địa danh của Tỉnh. Trong gian đoạn 2012-2019, đã có nhiều nhãn hiệu sản phẩm lâm sản được xây dựng đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệnhư: Nhựa thông Quảng Ninh; Rượu Ba kích tím Quảng Ninh; Nấm lim Ba Chẽ, Măng mai Ba Chẽ, Mật ong Ba Chẽ, Sâm cau Ba Chẽ; Ba kích Ba Chẽ và Trà hoa vàng Ba Chẽ; Dầu Sở Bình Liêu..., qua đó nhiều sản phẩm lâm sản của Quảng Ninh đã được phân phối ở nhiều tỉnh trong cả nước, một số sản phẩm đã mở rộng sang thị trường xuất khẩu.

III. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ

Bên cạnh kêt quả đã nêu trên, thực tiễn triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Quảng Ninh còn gặp một số khó khăn, hạn chế:

(1) Hệ thống cơ chế chính sách, chính sách của tỉnh chưa tạo được đột phá trong phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực trồng rừng gỗ lớn gắn với chế biến sâu, phát triển lâm sản ngoài gỗ.

(2) Còn nhiều điểm nghẽn trong nghiên cứu về lâm nghiệp cho phát triển rừng chưa được giải quyết như: phân vùng lập địa phù hợp với điều kiện của loài các loài cây trồng chính, đặc biệt là lập địa cho các loài cây trồng bản địa; xác định tập đoàn cây bản địa trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái; cải thiện giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh để tăng năng suất; kỹ thuật cơ giới hóa trong khai thác.

(3) Công nghệ chế biến biến một số loài lâm sản ngoài gỗ thế mạnh như Thông nhựa, Trà hoa vàng, Ba kích, Quế, Sở, Hồi chủ yếu là chế biến thô.

(4) Nguồn nhân lực chất cao phục vụ nghiên cứu khoa học trên địa bàn toàn tỉnh còn thiếu, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng đầu tư theo hướng hiện đại, phù hợp với hiện trạng để có kết quả đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn.

IV. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

Bám sát Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năn 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung các nhiệm vụ giải pháp:

(1) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển các loài câyrừng bản địa đặc hữu, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.

(2) Điều tra, khảo sát, xác định cơ cấu loài cây trồng rừng phù hợp với các vùng sinh thái, đặc biệt là các loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn; nghiên cứu phát triển rừng theo hướng cải tạo giống cây rừng và các biện pháp lâm sinh để nâng cao năng suất, chất lượng rừng; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

(3) Ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao trong xây dựng vườn ươm nhằm đáp ứng nhu cầu giống phục vụ trồng rừng thâm canh.

(4) Nghiên cứu chuyển đổi giống cây trồng phục vụ chương trình phát triển rừng gỗ lớn, cây dược liệu giá trị kinh tế cao; chuyển giao kỹ thuật cơ giới hóa trong trồng, khai thác lâm sản.

(5) Xây dựng và phát triển thương hiệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; đổi mới công nghệ chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm lâm sản.

(6) Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông minh trong phòng cháy, chữa cháy rừng; theo dõi giám sát tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

(7) Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học trong việc hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển lâm nghiệp bền vững.

DANH MỤC CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT CỦA VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM VÀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐÃ ĐƯỢC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CÔNG NHẬN

TT Lĩnh vực Đối tượng Năm công nhận SốQĐ công nhận TBKT Tên TBKT Tổ chức được công nhận Tác giả

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 152 - 156)