Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 95 - 97)

thế giới thứ nhất

+ HS xem SGK để tìm câu trả lời, nghe GV kết luận và ghi nhớ vào vở ghi

- 1914- 1919, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần.

- Sau chiến tranh, nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hoá ra các thị trường châu á.

- Giá sinh hoạt đắt đỏ sau chiến tranh làm cho sức mua của nhân dân bị sút kém

- ảnh hưởng của trận động đất tháng 9/1923 làm cho thủ đô Tô- ki- ô sụp đổ hoàn toàn.

+ HS quan sát ảnh "Thủ đô Tô- ki- ô sau trận động đất 9/1923"

hoạt động 2:Nhóm

* Mức độ kiến thức cần đạt

Hiểu được những điểm giống nhau và khác nhau về sự phát triển kinh tế giữa Mĩ và Nhật trong thời kì sau chiến tranh

* Tổ chức thực hiện

+ GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi:So sánh về sự phát triển

của Nhật với Mĩ trong cùng thời gian này có gì giống và khác nhau?

HS tảo luận theo nhóm và đại diẹn trình bày kết quả của mình.Nhóm khác bổ sung GV nhận xét và kết luận:

+ Giống nhau: cùng là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận, không mất mát gì nhiều...

+ Khác nhau: kinh tế Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật, bóc lột công nhân... Nhật nông nghiệp trì trệ, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh...

hoạt động 3.

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS nắm được nét chính tình hình xã hội Nhật Bản sau chiến tranh và vai trò của Đảng Cộng sản Nhật Bản.

* Tổ chức thực hiện:

+ GV yêu cầu HS đọc SGK (5 dòng cuối trang 96) và nêu câu hỏi

Tình hình xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh có gì nổi bật? HS trả lời câu hỏi. GV bổ sung và kết luận.

hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS hiểu được cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 đã giáng đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản như thế nào?

* Tổ chức thực hiện

+ GV trình bày: Năm 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mĩ, sau đó lan rộng ra toàn thế giới và kéo dài đến năm 1933. Cuộc khủng hoảng kinh tế này đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có nước Nhật Bản.

+ GV yêu cầu HS tự đọc 5 dòng đầu mục II. Nhật Bản trong những năm 1929- 1939. để tìm những biểu hiện cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản như thế nào?

Gợi ý:

- So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%.

- 3 triệu người thất nghiệp. Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân

-Kinh tế Nhật Bản từ năm 1927 lại lầm vào một cuộc khủng hoảng tài chính.

- Do hậu quả của chiến tranh, giá cả sinh hoạt đắt đỏ, động đất ở To- ki- ô...các cuộc đấu tranh bùng nổ: "bạo động lúa gạo", công nhân bãi công.

diễn ra quyết liệt

hoạt động 2: Cá nhân/ nhóm

* Mức độ kiến thức cần đạt:

Nắm được Nhật Bản đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách nào?

* Tổ chức thực hiện

+ GV nêu câu hỏi Tiết học trước chúng ta đã thấy Mĩ thoát ra khỏi

cuộc khủng hoảng kinh tế như thế nào?

Gợi ý: thực hiện Chính sách mới

+ GV nêu tiếp câu hỏi: Vậy Nước Nhật thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng thế nào? HS tự nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.

Cuối cùng GV nhận xét và kết luận. GV dùng lược đồ "Đế quốc Nhật Bản"

yêu cầu HS nhớ lại bài 12 và chỉ trên lược đồ những vùng Nhật Bản đã chiếm trong thời gian cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Xa-kha- lin, bán đảo Triều Tiên, Mãn Châu, Sơn Đông, Lưu Cầu, Đài Loan, Phúc châu.)

+ GV chỉ trên lược đồ mổ tả sơ lược Nhật tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931.

hoạt động 3: cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS nắm được nét chính cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản

* Tổ chức thực hiện

+ GV cho HS đọc đoạn in nhỏ cuối mục II. Nhật Bản trong những

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 95 - 97)