Khởi nghĩa Yên Thế (1884 1913)

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 146 - 148)

HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.

Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.

+hoạt động 2: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS nắm được nét chính của từng giai đoạn của cuộc khởi nghĩa. Ghi nhớ tấm gương của người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám.

* Tổ chức thực hiện

+ GV giới thiệu mốc thời gian của ba giai đoạn cuộc khởi nghĩa.

- Giai đoạn 1884- 1892:

Có nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ dưới sự chỉ huy của Bá Phức, Đề Thuật, Đề Chung, Đề Nắm. Nhưng có uy tín nhất là Đề Nắm.

- Giai đoạn 1893- 1908:

GV giới thiệu: Người chỉ huy là Đề Thám ( Giới thiệu về Hoàng Hoa Thám: Ông tên thực là Trương Văn Thám, là nông dân nghèo, người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; sau di cư lên Sơn Tây, rồi lên Yên Thế. Lớn lên ông tham gia nhóm nghĩa quân của Lương Văn Nắm (Đề Nắm). Khi đề Nắm chết (1892), ông được giao toàn quyền chỉ huy. Bên cạnh ông còn có những thủ lĩnh nông dân tài ba như bà ba Cẩn (vợ ba Đề Thám), Cả Trọng (con trai đề Thám), Cả Dinh, Cả Huỳnh...).

Thời gian này là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, nên nghĩa quân phải hai lần giảng hoà với Pháp:

* Giảng hoà lần thứ nhất:

+ GV giới thiệu sơ lược về vụ bắt tên Sét- nay...Yêu cầu HS ghi nhớ kết quả cuộc giảng hoà: Pháp rút quân khỏi Yên Thế, để nghĩa quân cai quản 4 tổng là Nhã Nam, Mục Sơn,

-Nguyên nhân:

+Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân vô cùng đói khổ phải phiêu tán một số lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy khi có điều kiện. + Khi Pháp tiến hành chính sách bình định, Yên Thế cũng là mục tiêu của chính sách đó, Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế buộc phải đứng dậy đấu tranh.

-Diễn biến:

+ Giai đoạn 1884- 1892:nhiều toán hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

+ Giai đoạn 1893- 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

Yên Lễ và Hữu Thượng. * Giảng hoà lần thứ hai:

+ GV Trình bày: Thời gian giảng hoà lần thứ nhất không kéo dài vì Pháp sau khi rút khỏi Yên Thế đã lập hệ thống đồn bốt bao vây xung quanh và ráo riết chuẩn bị tấn công tiêu diệt nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân do đó mà mà tổn thất, suy yếu. Để cứu vãn tình hình, nghĩa quân xin giảng hoà lần thứ hai. Thời gian này nghĩa quân khai khẩn đồn điền Phồn Xương để tích luỹ lương thực, vũ khí...nhiều nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh thời gian này cũng tìm lên Yên Thế liên lạc với Hoàng Hoa Thám.

- Giai đoạn 1909- 1913:

Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn...ngày 10/2/1913 Đề Thấm bị sát hại. Phong trào tan rã.

+ GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi: Em hãy nhận xét về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế

HS thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả của mình. GV nhận xét và kết luận.

- Thời gian tồn tại: Lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương

- Qui mô: trên một địa bàn rộng lớn....lực lượng đông đảo nông dân

- Tính chất: tính dân tộc, yêu nước sâu sắc - Nguyên nhân thất bại: Do Pháp lúc này còn mạnh, lại còn câu kết với phong kiến, lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, lại cô độc, bó hẹp trong một địa phương.

hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

Hình dung được qui mô rộng khắp của phong

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w