Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) I Mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 89 - 92)

II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925

Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) I Mục tiêu bài học

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:

1. Kiến thức

- Những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân của sự phát triển đó, phong trào công nhân và sự thành lập Đảng cộng sản Mĩ.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1953 đối với Mĩ và chính sách kinh tế mới của Tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng.

2. Tư tưởng, tình cảm

- Giúp học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gát trong lòng xã hội tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản Mĩ.

- Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống sự áp bức, bất công trong xã hội tư bản.

3. Kĩ năng

- Biết sử dụng, khai thác trong bối cảnh lịch sử để hiểu rõ những vấn đề kinh tế xã hội. - Bước đầu biết sử dụng , so sánh để rút ra bài học lịch sử tử những sự kiện lịch sử.

II. Phương tiện đồ dùng dạy học

- Một số tranh ảnh mô tả tình hình nước Mĩ trong những thập niên 20 và 30 của thế kỉ XX. - Tư liệu về tình hình kinh tế – xã hội Mĩ trong những năm 1918 – 1939.

- Bản đồ thế giới.

III. tiến trình tổ chức dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1 : hãy cho biết những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 929 – 1933 đối với các nước tư sản châu Âu?

Trả lời:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa - Mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.

- Hàng trăm triệu người chủ yếu là công nhân và nông dân rơi vào tình trạng đói khổ.

Câu hỏi 2: Trình bày cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp.

Trả lời:

- Đảng cộng sản huy động nhân dân xuống đường đấu tranh. Tháng 5 – 1935, mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít được thành lập bao gồm Đảng cộng sản và Đảng xã hội và nhiều đảng phái chính trị khác.

- Trong cuộc tổng tuyển cử 5 – 1936, mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi, chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thành lập và thi hành một số chính sách tiến bộ.

2. Giới thiệu bài mới

Tiết học hôm trước chúng ta vừa tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội châu âu trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới với điểm nổi bật là cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bủng nổ, chủ nghĩa phát xít nắm chính quyền ở một số nước, còn ở bên kia bờ đại dương tình hình nước Mĩ như thế nào? có bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế hay không? những chính sách của giới cầm quyền Mĩ ra sao? đó chính là nội dung của bài học hôm nay.

3. Dạy và học bài mới

Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: nhóm I. Nước Mĩ trong thập niên 20

* Mức độ kiến thức cần đặt

Học sinh nắm được tình hình kinh tế Mĩ trong những thập niên 20 của thế kỉ

* Tổ chức thực hiện

+ Trước hết giáo viên treo bản đồ thế giới lên bảng giới thiệu vị trí nước Mĩ.

+ Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi:

Em hãy cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

+ Trước khi học sinh trả lời giáo viên có gợi một số nội dung sau - Nước Mĩ tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất vì giành được nhiều quyền lợi về buôn bán vũ khí.

- Giành ưu thế của nước thắng trận. Điều đó thuận lợi cho kinh tế Mĩ phát triển .

+ Kết hợp với giáo viên giới thiệu hai bức tranh: Hình 65 “Bãi đỗ xe ở Niu oóc năm 1928” và Hình 66 (công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ)

HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả của mình. GV bỏ và kết luận.

+ Giáo viên trình bày về những biểu hiện sự phát triển kinh tế Mĩ: trong những năm 1923 – 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%; năm 1928 vượt quá sản lượng công nghiệp toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới Mĩ đứng đầu nhiều ngành công nghiệp như sản xuất ôtô, dầu lửa, thép. Về tài chính Mĩ nắm 60% dự trữ vàng thế giới.

+ Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân sự phát triển kinh tế Mĩ?

HS trả lời câu hỏi. GV bổ sung và chốt ý.

Hoạt động 2

* Mức độ kiến thức cần đạt

Học sinh tình hình xã hội Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX

* Kinh tế:

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kinh tế Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

-Nguyên nhân phát triển:

+Cải tiến kĩ thuật thực hiện phương pháp sản xuất dây truyền.

+ Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

* Tổ chức thực hiện

+ Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét hình 67 “nhà ở của người lao động Mĩ trong năm 20” và nêu câu hỏi. Em hãy cho biết

tình hình xã hội Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX.

HS trả lời, HS có thể bổ sung cho bạn. Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

Hoạt động1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt

Học sinh nắm được sự khủng hoảng kinh tế Mĩ trong những năm

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 89 - 92)