Những sự kiện lịch sử chính

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 114 - 118)

HS lên bảng hoàn thành ô còn bỏ trống theo yêu cầu của GV

-Với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên CNXH trở thành hiện thực ở một nước, nằm giữa vòng vây của CNTB. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đã có tác động to lớn đến tình hình thế giới.

Cuộc khủng hoảng này đã dân tới hậu quả chủ nghĩa phát xít thắng thế ở một số nước Đức- Italia- nhật Bản.

+ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945), đã gây ra những tổn thất khủng khiếp trong lịch sử nhân loại, đã kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

bảng 1

bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945 và kết quả

Niên đại Sự kiện Kết quả

Nước Nga- Liên Xô

2/1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi

7/11/1917 + Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời + Thành lập nước Cộng hoà Xô viết Cuộc đấu tranh xây

dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết

Liên Xô xây dựng CNXH Các nước khác 1918- 1923 Thời kì ổn định và phát triển của CNTB Khủng hoảng kinh tế, lan rộng ra toàn thế giới 1933- 1939

1939- 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai

bảng 2

bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945 và kết quả

Niên đại Sự kiện Kết quả

2/1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi

+ Lật đổ chế độ Nga hoàng

+ Hai chính quyền song song tồn tại 7/11/1917 Cách mạng XHCN

tháng Mười Nga thắng lợi

+ Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời + Thành lập nước Cộng hoà Xô viết 1918- 1920 Cuộc đấu tranh xây

dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết

Xây dựng hệ thống chính trị- Nhà nước mới, thực hiện cải cách XHCN; đánh thắng thù trong giặc ngoài

1921- 1941 Liên Xô xây dựng

CNXH Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá nông nghiệp. Trở thành cường quốc công nghiệp XHCN

Các nước khác

1918- 1923 Cao trào cách mạng ở

châu Âu, châu á Các đảng cộng sản lần lượt ra đời. Quốc tế cộng sản thành lập 1924- 1929 Thời kì ổn định và

phát triển của CNTB Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh, tình hình chính trị tương đối ổn định 1929- 1933 Khủng hoảng kinh tế,

lan rộng ra toàn thế giới

Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp, bất ổn định về chính trị

1933- 1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng

+ Khối Đức- Italia- Nhật phát xít hoá chế độ chính trị, chuẩn bị chiến tranh xâm lược.

+ Khối Anh- Pháp- Mĩ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị, duy trì chế độ dân chủ tư sản

1939- 1945 Chiến tranh thế giới

thứ hai Chủ nghĩa phát xít thất bại hoàn toàn. Thắng lợi thuộc về Liên Xô và các nước Đồng minh và nhân loại tiến bộ

Chú ý: Bảng 1 dùng để yêu cầu HS hoàn thành những ô còn bỏ trống. Bảng 2. Coi như đáp án Phần hai lịch sử việt nam từ năm 1858 đến năm 1918 --- Chương I

Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX

bài 24

cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 i. mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:

- HS hiểu được nguyên nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ XIX và nguyên nhân sâu xa, trực tiếp để thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX

- Nắm được nét chính của tiến trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

- Hiểu được trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.

- Nắm được các sự kiện chính của cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp.

- Hiểu và cắt nghĩa được những tấm gương chiến đấu dũng cảm của nhân dân và một số quan lại triều đình trong cuộc kháng chiến.

2. Tư tưởng, tình cảm

- Thấy rõ bản chất tham lam, tàn bạo của chủ nghĩa thực dân nói chung, của chủ nghĩa thực dân Pháp nói riêng.

- Học tập tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh bất khuất của nhân dân và một số quan lại triều đình trong cuộc kháng chiến.

- Căm thù thái độ ươn hèn, bạc nhược, phản dân tộc của giai cấp phong kiến

3. Kĩ năng

- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng quan sát và sử dụng tranh, ảnh, lược đồ lịch sử để tự nhận thức lịch sử

- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.

ii. phương tiện dạy học

- Tranh:

+ Quân Pháp tấn công Đại dồn Chí Hoà + Trương Định nhận phong soái

- Lược đồ Đông Nam á trước sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây - Lược đồ Chiến trường Đà Nẵng 1858- 1859

iii. tiến trình tổ chức dạy học tiết 1.

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Hãy nêu nội dung những sự kiện chính của nước Nga- Liên Xô trong thời gian từ tháng 2/1917 đến năm 1941.

Trả lời:

- 2/1917: Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi đã lật đổ chế độ Nga hoàng, hai chính quyền song song tồn tại

- 7/11/1917: Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thành lập nước Cộng hoà Xô viết

- 1918- 1920: Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết, xây dựng hệ thống chính trị- Nhà nước mới, thực hiện cải cách XHCN; đánh thắng thù trong giặc ngoài

- 1921- 1941: Liên Xô xây dựng CNXH, Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá nông nghiệp. Trở thành cường quốc công nghiệp XHCN

2. Giới thiệu bài mới

Sau khi các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ hoàn thành, chủ nghĩa tư bản tiếp tục những cuộc xâm lược ở châu á, châu Phi và Mĩ la tinh để mở rộng thị trường, vơ vét bóc lột các thuộc địa phục vụ cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản.

Đông Nam á nói chung, Việt Nam nói riêng cũng nằm trong nguy cơ đó. Nhưng có nguy cơ bị xâm lược có nhất thiết phải bị mất nước không? Đó là điều chúng ta phải suy ngẫm.

Bài này chúng ta sẽ học làm hai tiết. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân của cuộc xâm lược; những nét chính của tiến trình xâm lược nước ta của thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1862.

3. Dạy và học bài mới

Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt

hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

Giúp HS hiểu được nguyên nhân Pháp tiến hành xâm lược nước ta hồi giữa thế kỉ XIX

* Tổ chức thực hiện

+ GV treo Đông Nam á trước sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây lên bảng. + GV trình bày: Sau khi các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ hoàn thành, chủ nghĩa tư bản tiếp tục những cuộc xâm lược ở châu á, châu Phi và Mĩ la tinh

- Bru- nây: thuộc địa Anh - Xingapo: thuộc địa Anh

- Philippin: thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ.

- Thái Lan: nước lệ thuộc vào các nước đế quốc.

+ GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi: Vậy nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam là gì? Có nguy cơ bị xâm lược có nhất thiết phải bị mất nước không?

HS trả lời GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. .

hoạt động 2: cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS ghi nhớ ngày Pháp bắt đầu tấn công xâm lược nước ta. Giải thích được vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng để tấn công đầu tiên. Nét chính cuộc kháng chiến của nhân dân trong buổi đầu khi Pháp đánh Đà Nãng.

* Tổ chức thực hiện

+ GV treo Lược đồ Chiến trường Đà Nẵng 1858- 1859 lên bảng; Cho HS đọc Mục 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858- 1858 và trình bày tóm tắt cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp.

+ GV nêu câu hỏi Vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho cuộc tấn công xâm

I. thực dân pháp xâm lược việt nam

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 114 - 118)