1859
-Ngày 17-2-1959 Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều Đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
-Ngày 24-2-1861, Pháp chiếm được đại đồn Chí Hoà, thừa thắng chiếm lần lượt ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long.
*Tổ chức thực hiện
GV trình bày: Trước việc mất ba tỉnh miền Đông và Vĩnh Long triều đình Huế đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862.
- Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết nội dung của Hiệp ước Nhân Tuất 1862 mà triều đình Huế kí với Pháp?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.
+ GV nêu Câu hỏi: Vì sao nhà Nguyễn lại kí
Hiệp ước Nhâm Tuất?
HS trả lời, GV bổ sung và kết luận:
- Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ - Để rảnh tay ở phía Nam. tập trung đối phó với phong trào nông dân ở phía Bắc
-Nội dung Hiệp ước Nhân Tuất 1862:
+ Thừa nhận Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn (Côn Đảo).
+ Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán
+ Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo
+ Bồi thường chiến phí cho Pháp + Pháp "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình
4. Sơ kết bài học:
- Nguyên nhân cuộc xâm lược nước ta của Pháp
- Thái độ bạc nhược không kiên quyết chống Pháp của triều đình (vì sao?); hậu quả bị mất ba tỉnh miền Đông Nam kì.
5. Dặn dò học sinh cho tiết học sau:
Vẽ Lược đồ ở trang 118- SGK vào vở ghi.
tiết 2
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho cuộc tấn công xâm lược Việt Nam? Trả lời:
- Vùng biển Đà Năng nước sâu, thuận lợ cho tầu chiến ra, vào.
- Đà Nẵng gần Huế, chiếm được Đà Nẵng, tiến lên chiếm Huế, buộc triều đình đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu hỏi: Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất. Vì sao nhà Nguyễn lại kí Hiệp ước đó? Trả lời:
- Nội dung Hiệp ước:
- Thừa nhận Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn (Côn Đảo). - Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán - Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo
- Pháp "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình Vì sao:
- Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ
- Để rảnh tay ở phía Nam. tập trung đối phó với phong trào nông dân ở phía Bắc
2. Giới thiệu bài mới