mù chữ được căn bản thanh toán. ( cho HS xem ảnh: Một lớp học xoá mù chữ ở Liên Xô năm 1926. và có thể hỏi:Vì sao xoá nạ mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng nền văn hoá mới- liên hệ với Việt Nam năm 1946)
- Sáng tạo chữ viết cho các dân tộc chưa có chữ viết
- Thực hiện phổ cập giáo dục THCS
- Giáo dục đại học đến năm 1932 đã đào tạo được 198.000 người có trình độ đại học; 319.000 người có trình độ cao đẳng
Hoạt động 3: Cá nhân
+ GV tiếp tục yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Trong lĩnh vực văn học,- nghệ thuật và khoa học- kĩ thuật Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý.
- Hoàn cảnh: Ra đời từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga thành công -Là nền văn hoá mới vì được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê- nin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại.
-Thành tựu: Xoá bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học; phát triển hệ thống giáo dục; phát triển văn hoạc- nghệ thuật, phát triển khoa học- kĩ thuật...
- Văn học- nghệ thuật: M. Goóc- ki với tác phẩm Thời thơ ấu; M. Sô- lô- khốp với tác phẩm Sông Đông êm đềm. Về nghệ thuật: Sô- xta- cô- vích với những bản giao hưởng nổi tiếng; Nghệ sĩ điện ảnh Bôn- đa- chúc.
- Khoa học- kĩ thuật: đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu là C. Xi- ôn- cốp- xki, người sáng lập ngành du hành vũ trụ hiện đại ( cho HS
xem ảnh Xi- ôn- cốp- xki)
4. Sơ kết bài học:
- Nêu tóm tắt thành tựu của nên văn hoá Xô viết.
- Đầu thế kỉ XX, khoa học có nhiều thành tựu to lớn, tạo đà cho cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
5. Dặn dò cho tiết học sau
Ôn tập phần lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945 để chuẩn bị học bài 23.
bài 23
ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945) i. mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Giúp HS củng cố, hệ thống hoá những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Ghi nhớ được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945
2. Tư tưởng, tình cảm
- Củng cố nâng cao tư tưởng, tình cảm cách mạng, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính.
- Củng cố tinh thần căm ghét chiến tranh, lòng yêu chuộng hoà binh
3. Kĩ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng lập bảng thống kê, lựa chọn sự kiện lịch sử tiêu biểu. - Kĩ năng nhận biết nội dung chính của vấn đề lịch sử.
ii. phương tiện dạy học
GV chuẩn bị 2 Bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945 và kết quả (theo mẫu trình bày ở cuối bài)
iii. tiến trình tổ chức dạy học
Đây là tiết ôn tập nên có thể không cần kiểm tra bài cũ. Trong quá trình hướng dẫn ôn tập nên đánh giá những phần việc của HS để cho điểm.
Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt
hoạt động
* Mức độ kiến thức cần đạt:
Giúp HS củng cố, hệ thống hoá những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Tổ chức thực hiện:
+ GV treo bảng thống kê (Bảng 1) lên bảng. Làn lượt gọi HS lên bảng, mỗi em hoàn thành một ô GV gọi HS khác nhận xét, bô rsung. Cuối cùng GV kết luận.
Mục II. Những nội dung chủ yếu
hoạt động
* Mức độ kiến thức cần đạt:
Ghi nhớ được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945
* Tổ chức thực hiện
* GV Treo bảng thống kê...(bảng 2) lên bảng * Yêu cầu HS quan sát phần Nước Nga- Liên Xô, đặt câu hỏi: Quan sát bảng trên, chúng ta có thể thấy nội dung chính của lịch sử nước Nga- Liên Xô trong thời kì này thế nào?
-HS trả lời câu hỏi, HS bổ sung.
Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Yêu cầu HS quan sát phần Các nước khác..., đặt câu hỏi: Quan sát bảng trên, chúng ta có
thể thấy nội dung chính của lịch sử các nước khác trong thời kì này thế nào? Gọi một số HS trả lời, GV nhận xét và kết luận những nội dung sau:
+ Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Âu- Mĩ lên cao và có bước phát triển mới. ở nhiều nước, các đảng cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường của cách mạng tháng Mười.
+ Trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản, giai cấp vô sản trẻ tuổi bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Trải qua những năm phát triển bột phát sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933).