I. Tình hình Việt Nam trước kh
3. Hiệp ước Pa tơ nôt Nhà nước phong kiến Việt Nam sau
nước phong kiến Việt Nam sau năm 1884
-Chiều 18/8/1883, Pháp tấn công vào Thuận An . Đến chiều 20/8/1883, Pháp chiếm được Thuận An.
-Ngày 25-8-1883 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng. -Nội dung: Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì .
triều đình, ở lại cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu như Tạ Hiện (Nam Định), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên)...
- Để chống lại thái độ phản kháng của nhân dân, cuối năm 1883, giưac năm 1885, Pháp cho quân chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang...Quân Thanh ở đây kháng cự yếu ớt rồi rút. Cuối cùng Pháp- Thanh thoả thuận Qui ước Thiên Tân (11/5/1884), quân Thanh rút hết quân khỏi Bắc Kì.
+ GV trình bày tiếp: Sau khi làm chủ tình thế, chính phủ Pháp lại bắt triều đình Huế kí một bản Hiệp ước mới vào ngày 6/6/1884 ( Hiệp ước Pa- tơ- nôt), có nội dung cơ bản như Hiệp ước Quí Mùi, nhưng có sửa đổi về ranh giới Trung Kì (Trả Bình Thuận và ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh về cho Trung Kì) nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua an triều đình Huế.
Với Hiệp ước này, chế độ phong kiến cuối cùng của Việt Nam đã sụp đổ, và được thay bằng chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa.
-Sau Hiệp ước Hác-măng, Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh ở Bắc Kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên..
-Quân Thanh rút hết quân khỏi Bắc Kì theo Qui ước Thiên Tân.
-Ngày 6-6-1884, triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với Pháp. - Với việc kí hiệp ước Pa-tơ-nốt chế độ phong kiến cuối cùng của Việt Nam đã sụp đổ, và được thay bằng chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa.
4. Sơ kết bài học:
Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp tiến nhanh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nên quyết tâm chiếm bằng được Việt Nam. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì dấy lên trong hoàn cảnh nhà Nguyễn chỉ tìm cách hoà hoãn với Pháp, vì vậy đã không xoay chuyển được tình thế mặc dù đã giành được chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai. Hiệp ước Quí Mùi (Hác Măng) và Hiệp ước Pa- tơ nôt (1884) đã đặt dấu chấm hết chế độ phong kiến ở Việt Nam, chuyển sang chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến.
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
-Học bài cũ, trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK. - Đọc và chuẩn bị trước bài mới.
bài 26
phong trào kháng pháp trong những năm cuối thế kỉ xix
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân, nắm được nét chính về cuộc phản công quân Pháp của phe kháng chiến tại Huế năm 1885.
- Hiểu được mục đích và nét diễn biến chính của phong trào Cần vương.
- Ghi nhớ địa bàn, thời gian hoạt động, lãnh tụ của ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê.
- Nắm được nét diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Thán phục tinh thần yêu nước của Vua Hàm Nghi; của Tôn Thất Thuyết và các sĩ phu, văn thân trong phong trào Cần vương.
- Học tập tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của nghĩa quân ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê.
- Lòng biết ơn các vị Hàm Nghi, Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Bành, Phan Đình Phùng...đã nêu cao ý chí chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
3. Kĩ năng
- Biết dùng sơ đồ để tìm hiểu địa bàn và hoạt động của nghĩa quân. - Khả năng phân tích, so sánh, đánh giá.