cuối thế kỉ XIX
* Tổ chức thực hiện
+ GV treo Lược đồ phong trào chống Phấp cuối thế kỉ XIX lên bảng, yêu cầu HS đọc SGK và chỉ trên lược đồ những địa điểm diễn ra cuộc khởi nghĩa.
+ Giai đoạn 1909- 1913:Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn...ngày 10/2/1913 Đề Thấm bị sát hại. Phong trào tan rã.
*Nhận xét:
- Thời gian tồn tại: Lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương
- Qui mô: trên một địa bàn rộng lớn....lực lượng đông đảo nông dân - Tính chất: tính dân tộc, yêu nước sâu sắc
- Nguyên nhân thất bại: Do Pháp lúc này còn mạnh, lại còn câu kết với phong kiến, lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, lại cô độc, bó hẹp trong một địa phương.
II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi đồng bào miền núi
+hoạt động 2: Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
Hiểu được nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các đấu tranh của đồng bào miền núi
* Tổ chức thực hiện
+ GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các đấu tranh của đồng bào miền núi
HS trả lời, GV bổ sung và kết luận.
số đã sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp ngay từ khi Pháp chiếm Nam Kì.
- ở Tây Nguyên: các tù trưởng như Nơ- trang- gư; âm- Con...đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu
- ở Tây Bắc: có Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp...lập căn cứ kháng chiến ở Lai Châu, Sơn La - ở Đông Bắc: phong trào của người Dao, người Hoa...
- Nguyên nhân thất bại: Do pháp lúc này mạnh, trình độ các thủ lĩnh còn thấp, đời sống khó khăn, dễ bị mua chuộc.
- ý nghĩa: Góp phần quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của toàn thể dân tộc Việt Nam.
4. Sơ kết bài học:
Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế và phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX của đồng bào miền núi đã chứng tỏ ý chí đấu tranh kiên quyết đòi độc lập dân tộc của nhân dân ta. Các cuộc đấu tranh này tuy đều thất bại, nhưng đây là những trang sử đấu tranh oanh liệt của dân tộc. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám.
5.Dặn dò, ra bài tập về nhà
-Học bài cũ, trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK. -Đọc và chuẩn bị bài mới.
bài 28
trào lưu cải cách duy tân ở việt nam nửa cuối thế kỉ xix i. mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm được nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX để có thể cắt nghĩa được nguyên nhân các đề nghị cải cách.
- Hiểu được động cơ, nội dung đề nghị cải cách và ghi nhớ được một số nhà cải cách tiêu biểu. - Cắt nghĩa được nguyên nhân vì sao các đề nghị cải cách đều bị khước từ. Hiểu tác dụng của những đề nghị cải cách đối với sự ra đời của phong trào Duy tân ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà Duy tân của Việt Nam.
- Giáo dục thái độ trân trọng với những giá trị đích thực của tư tưởng, trí tuệ con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng liên hệ với thực tế, rút bài học lịch sử.
ii. phương tiện dạy học