Mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 154 - 155)

III. Kết cục của các đề nghị cải cách

i. mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần: 1. Kiến thức

- Hiểu được mục đích và nắm được những nét chính về nội dung của các chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự.

- Thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới

2. Tư tưởng, tình cảm

- Khắc sâu lòng căm thù đế quốc, thực dân, phong kiến tàn bạo đã bóc lột dã man và đàn áp về chính trị một cách tàn bạo đối với nhân dân ta.

- Bồi dưỡng tình cảm giai cấp, lòng yêu mến kính trọng giai cấp nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác.

3. Kĩ năng

- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá, rút ra các đặc điểm của sự kiện lịch sử. - Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử.

ii. phương tiện dạy học

- Bản đồ hành chính Đông Dương thời thuộc Pháp.

-Sơ đồ Bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương. (Xem Phụ lục ở cuối bài)

iii. tiến trình tổ chức dạy học

tiết 46: I. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Vì sao một số sĩ phu, quan lại ở triều đình Huế đưa ra những đề nghị cải cách ở những năm cuối thế kỉ XIX.

Trả lời:

- Từ thực trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội Việt Nam...

- Từ lòng yêu nước, thương dân muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân Pháp

- Bản thân một số sĩ phu, quan lại có điều kiện đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu- Mĩ và thành tựu của văn hoá phương Tây

Câu hỏi: Tại sao những đề nghị cải cách đó tại sao không được thực hiện? Trả lời:

- Nội dung của các đề nghị cải cách còn có những điểm hạn chế như: chưa hợp thời thế, dập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài, khi mà điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.

- Nguyên nhân chính do triều đình phong kiến Huế bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi.

2. Giới thiệu bài mới

Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự (năm 1896), thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam một cách qui mô.

Bài này chúng ta lần lượt tìm hiểu những thủ các chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục mà Pháp áp dụng trong cuộc khai thác; đồng thời cũng tìm hiểu những biến đổi về kinh tế, xã hội dưới tác động của cuộc khai thác.

Trong tiết học này, chúng ta tìm hiểu những thủ đoạn về các chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục mà Pháp áp dụng trong cuộc khai thác để thấy được những biến đổi về chính trị và kinh tế ở nước hồi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt

hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

Hiểu được mưu đồ thâm hiểm của Pháp trong việc tổ chức bộ máy nhà

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 154 - 155)