Vận dụng kiến thức các môn học khác để nhận thức lịch sử

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 47 - 52)

- Kĩ năng phân tích, đánh giá để nhận ra giá trị của những phát minh về kĩ thuật, khoa học... II. phương tiện đồ dùng dạy học

-Tranh ảnh:

+ Tầu thủy Phơn- tơn + Niu- tơn

+ Mô- da

+ Lep Tôn- xtôi

III.Tiến trình tổ chức dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Trình bày những đặc trưng của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chứng tỏ đó là

đảng kiểu mới.

Trả lời:

- Khác với các đảng của Quốc tế thứ hai, đảng của Lê- nin triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.

- Đảng của Lê- nin chống chủ nghĩa cơ hội và tuân theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác (đánh đổ chủ nghĩa tư bản, thực hiện chuyên chính vô sản, xây dựng xã hội cộng sản)

- Đảng của Lê- nin dựa vào quần chúng nhân dân, lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng

Câu hỏi: Cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng như thế nào? Trả lời:

- Cách mạng Nga 1905- 1907 đã làm suy yếu chế độ Nga hoàng và là bước chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ravào năm 1917.

- Cách mạng Nga 1905- 1907 đã có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc

2. Giới thiệu bài mới

Mác và Ăng- ghen đã nhận định " Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ" và "Thế kỉ XVIII- XIX là thế kỉ của nững phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên cũng như về lĩnh vực xã hội; là thế kỉ phát triển rực rỡ của những trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian". Để hiểu được nhận định đó, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung về sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX trong tiết học hôm nay

Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt

hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS nhớ được những thành tựu kĩ thuật chủ yếu ở các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự.

* Tổ chức thực hiện

+ GV trình bày: Những tiết trước chúng ta đã lần lượt tìm hiểu về các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ. Để hoàn toàn chiến thắng chế độ phong kiến, giai cấp tư sản phải tiến hành cuộc cách mạng thứ hai sau cách mạng tư sản? Đó là cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX, tiếp đó là cách mạng khoa học- kĩ thuật. Phải tiến hành cuộc cách mạng này vì giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ lao động. Nói cách khác, do nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống con người là động lực thường xuyên thúc đẩy kĩ thuật- khoa học phát triển.

Những thành tựu về kĩ thuật trong thời gian này chúng ta đã từng được học ở các bộ môn khoa học tự nhiên

-GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên nhưng thành tựu chủ yếu của kĩ thuật ở thế kỉ XVIII- XIX?

HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung cho bạn. GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

Hoạt động 2.

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS giải thích được vai trò của các phát minh kĩ thuật đã ảnh hưởng tới đời sống xã hội thế nào

* Tổ chức thực hiện

+ GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Vai trò của các

phát minh kĩ thuật đã ảnh hưởng tới đời sống xã hội thế nào?

HS dựa vào vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.

- Máy móc ra đời là cơ sở kĩ thuật- vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.

- Làm giảm sức lao động cơ bắp; tăng năng suất lao động, của cải vật chất làm ra nhanh hơn, nhiều hơn, do vậy mà đời sống xã hội được nâng cao hơn.

- Khẳng định vai trò của kĩ thuật- khoa học trong việc thúc đẩy sự phát triển của lịch sử

hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

Ghi nhớ tên những nhà bác học, những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII- XIX.

* Tổ chức thực hiện

+ GV Yêu cầu HS đọc SGK, nhớ lại ở các môn học khác (toán, lí, hoá, sinh...) để kể tên những nhà bác học, những phát minh lớn về khoa học

1. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật yếu về kĩ thuật

HS đọc SGK, trả lời câu hỏi và ghi nhớ vào vở ghi

- Công nghiệp: máy chế tạo công cụ ra đời (máy tiện, máy phay...); nhiều nguồn nguyên liệu mới được sử dụng (than đá, dàu mỏ)... - Giao thông vận tải: Tàu thủy Phơn- tơn ở Mĩ, xe lửa ở Anh chạy bằng máy hơi nước.

- Nông nghiệp: Phân hoá học được sử dụng; máy kéo chạy bằng hơi nước...được sử dụng rộng rãi.

- Quân sự: Nhiều vũ khí mới: Đại bác, súng trường bắn nhanh, chiến hạm vỏ thép...

2. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học học tự nhiên và khoa học xã hội

tự nhiên trong các thế kỉ XVIII- XIX.

+ GV nêu tiếp câu hỏi: ý nghĩa của những phát minh lớn về khoa học

tự nhiên kể trên.

HS trả lời câu hỏi, GV bổ sung và kết luận: Những phát minh trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo qui luật, đó là đòn tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài.

hoạt động 2Cả lớp/ Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

Ghi nhớ tên những nhà bác học, những phát minh lớn về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII- XIX và vai trò của nó đối với đời sống xã hội.

* Tổ chức thực hiện

+ GV Yêu cầu HS đọc SGK, để kể tên những nhà bác học, những phát minh lớn về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII- XIX.

HS đọc SGK trả lời, HS khác bổ sung cho bạn.

hoạt động: cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

Ghi nhớ tên tác giả văn học và nghệ thuật tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII- XIX

* Tổ chức thực hiện

+ GV Yêu cầu HS đọc SGK, và nhớ lại ở các môn học khác (văn, nhạc, hội hoạ...) để kể tên những tác giả, tác phẩm văn học và nghệ thuật tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII- XIX.

HS đọc SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung. Đồng thời nhấn mạnh: Những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tiêu biểu trên đã dùng ngòi bút của mình kịch liệt phê phán chế độ phong kiến lỗi thời, châm biếm bọn thống trị phản động, ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.

* Khoa học tự nhiên:

- Niu- tơn, người Anh, tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

- Lô- mô- nô- xốp, người Nga, tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng....

- Đác- uyn, người Anh, nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền.

* Khoa học xã hội:

- Phoi- ơ- bách và Hê- ghen, người Đức, đề ra chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng - Xmít và Ri- các- đô, người Anh, xây dựng chính trị, kinh tế học tư sản

- Xanh Xi- mông, Phu- ri- ê, người Pháp, Ô- oen, người Anh, đề ra chủ nghĩa xã hội không tưởng

-Mác và ăng ghen, phát minh ra chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật học và nghệ thuật

- Thơ văn: Si- lơ, Gớt, (Đức), Bai- rơn, Thác- cơ- rê, Đích- ken ( Anh), Ban- dắc( Pháp) Lep Tôn- xtôi, người Nga...

-Âm nhạc: Mô-da(áo), Sô- panh (Ba-lan), Béc-tô-ven (Đức).

- Hội hoạ: Da-vít, Cuốc-bê (Pháp), Gôi-a (Tây Ban Nha)

4. Củng cố:

Kĩ thuật, khoa học và văn học nghệ thuật đã thực sự là một cuộc cách mạng, đạt nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa về nhiều mặt cả về vật chất lẫn tinh thần

5. Dặn dò

-Học bài cũ, trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK

- Đọc và chuẩn bị trước bài mới. Bài 9: -Nắm được quá trình và chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh đối với ấn Độ.

- Nắm được những nét chính về nguyên nhân, diễn biến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn Độ với những cuộc đấu tranh tiêu biểu: Xi-pay, Bom-bay, tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, binh lính, công nhân.

Hiểu được nhân tố mới trong trào đấu tranh ấn Độ đó là vai trò của giai cấp tư sản và việc Đảng Quốc đại thành lập.

Chương III

Ngày soạn: 26/08/2010 Ngày dạy : 05/10/2010

Tiết 15 - Bài 9

ẤN ĐỘI. Mục tiêu bài học I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài học yêu cầu học sinh cần: 1. Kiến thức

-Nắm được quá trình và chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh đối với ấn Độ.

- Nắm được những nét chính về nguyên nhân, diễn biến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn Độ với những cuộc đấu tranh tiêu biểu: Xi-pay, Bom-bay, tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, binh lính, công nhân.

Hiểu được nhân tố mới trong trào đấu tranh ấn Độ đó là vai trò của giai cấp tư sản và việc Đảng Quốc đại thành lập.

2. Tư tưởng, tình cảm

-Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực Anh.

-Biểu lộ sự thông cảm và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.

3. Kĩ năng

-Bước đầu phân biệt các khái niệm" Cấp tiến, Ôn hoà" và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản ấn Độ.

-Biết sử dụng bản đồ để trình bày diễn biết các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

II. Phương tiện đồ dùng dạy học

- Bản đồ về "Phong trào cách mạng ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX" . -Tranh ảnh về đất nước và con người ấn Độ

III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi1: Nêu những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật- khoa học?

Nội dung trả lời:

-Về khoa học tự nhiên: Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, Lô-mô-nô-xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, Đác- uyn nêu ra thuyết tiến hoá và di truyền...

- Về khoa học xã hội: Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng ra đời ở Đức(Phoi-ơ-bách và Hê ghen), kinh tế chính trị học ở Anh...

Câu hỏi 2: Văn học, nghệ thuật có vai trò như thế nào trong cuộc đấu tranh vì quyền sống của nhân dân?

Nội dung trả lời:

- Văn học phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân áp bức. - ở Pháp kịch liệt phê phán chế độ phong kiến.

- ở Đức ca gợi đấu tranh vì tự do của nhân dân giải pgóng mọi người khỏi áp bức của nhà giàu. -ở Anh văn trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền, phê phán bất công.

2. Giới thiệu bài mới

ấn Độ là quốc gia có lịch sử văn hoá lâu đời, là nơi phát sinh ra nhiều tôn giáo lớn. ấn Độ từ đã được lâu các nhà buôn Ba Tư, ả Rập biết tới, năm 1498 Va-xcô đơ Ga-ma đã tìm tới ấn Độ, từ đó các nước phương Tây đã tìm cách xâm lược ấn Độ cuối cùng thực dân Anh đã đặt nền thống trị ở đây, để hiểu rõ những chính sách thống trị của thực dân Anh ở ấn Độ như thế nào? và cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ chống thực dân Anh diễn ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay.

Dạy và học bài mới

Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt

* Mức độ kiến thức cần đạt

Giúp học sinh nắm được quá xâm lược của thực dân Anh ở ấn Độ.

*Tổ chức thực hiện

-GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu mục trong SGK .

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết quá trình xâm lược của thực dân Anh ở ấn Độ diễn ra như thế nào?

HS dự vào SGK trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung cho bạn. GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

Hoạt động 2: cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt

HS nắm được những chính sách thống trị của thực dân Anh ở ấn Độ.

* Tổ chức thực hiện

- GV cho HS tự tìm hiểu bảng thống kê trong SGK sau đó tổ chức cho các em thảo luận nhốm với câu hỏi: Qua việc tìm hiểu bảng thống kê trên em có nhận xét gì chính sách bóc lột của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với ấn Độ?

-GV gọi HS trả lời câu hỏi nhận xét, bổ sung và kết luận:

Bảng thống kê cho thấy xuất khẩu lương thực của ấn Độ tăng nhanh nhưng số người chết đói cũng tăng lên, chỉ trong vòng 15 năm, từ 1875 đến 1900 đã có 15 triệu ngườ chết đói .

+ GV tổ chức cho HS tìm hiểu về chính sách thống trị của thực dân Anh ở ấn Độ với câu hỏi: Em hãy cho biết cùng với chính sách bóc lột về kinh tế thực dân Anh còn thực hiện những chính sách thống trị như thế nào ở ấn Độ?

Trước khi yêu cầu HS trả lời GV có thể gợi ý một số nội dung như chúng đã lợi dụng đẳng cấp, tôn giáo và các tập quán lạc hậu cổ xưa để thống trị như thế nào? Về văn hoá chúng thi hành chính sách gì?

+ GV gọi HS trả lời câu hỏi sau đó bổ sung và chốt ý. Đồng thời nhấn mạnh: sau hơn hai thế kỉ, thực dân Anh đã hoàn thành giai đoạn xâm lược ấn Độ biến nơi đây trở thành thuộc đại để vơ vét bóc lột và tiêu thụ hàng hoá.

Hoạt động 1: Cá nhân/ cả lớp * Mức độ kiến thức cần đạt

HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Xi-pay.

* Tổ chức thực hiện

+ GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết tại sao cuộc khởi nghĩa Xi- pay lại bùng nổ?

HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. +GV trình bày diễn biến: Tháng 8-1857, 60000 lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy vũ trang khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Trung. Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn, cuộc khởi nghĩa duy trì kéo dài trong hai năm (1857-1859).

+ GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa

thống trị của Anh

-Từ thế kỉ XVI thực dân phương Tây đã từng bước xâm lược ấn Độ.

- Đầu thế kỉ XVIII Anh và Pháp tranh giành ấn Độ, kết quả Anh chinh phục và đặt ách thống trị ấn Độ.

- Về kinh tế: thực hiện chính sách bóc lột vô cùng nặng nề, làm nhiều người dân ấn Độ chết đói.

-Về chính trị: thực dân Anh áp dụng chính sách " chia để trị ". -Về văn hoá giáo dục, chúng thi hành chính sách " ngu dân" , khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.

II. Phong trào đấu tranh gải phóng dân tộc của nhân dân

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 47 - 52)