* Tổ chức thực hiện
+ Giáo viên cho học sinh đọc SGK kết hợp với quan sát bức tranh hình 68 "Dòng người thất nghiệp trên đường phố Niu oóc" Nêu
câu hỏi : Hãy cho biết nền kinh tế Mĩ trong những năm 1929 – 1933 như thế nào ?
*Xã hội :
- Công nhân, người lao động làm thuê, dân nghèo thành thị phải sống khổ cực.
- Sự phân phối không công bằng trong xã hội Mĩ.
- Nạn phân biệt chủng tộc, dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân và những người lao động, Đảng cộng sản Mĩ thành lập (5-1921).
II. Nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939 1929 – 1939
HS trả lời câu hỏi. GV bổ sung và kết luận. * Kinh tế:
- Cuối tháng 10-1929 nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy.
- Hàng nghìn ngân hàng, công ty cây công nghiệp và thương mại bị phá sản…
+ Giáo viên cho học sinh đọc phần chữ nhỏ trong SGK và nêu câu hỏi: Em hãy cho biết gánh nặng của cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp nào?
HS trả lời . GV bổ sung và chốt ý.
Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt
nắm được nội dung chủ yếu của chính sách mới của P.Rurơven
- Hậu quả cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai: công nhân, những người lao động làm thuê, nông dân.
*Tổ chức thực hiện.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc đoạn chữ nhỏ trong sách giáo khoa kết hợp với việc quan sát bức tranh hình 69 “Bức tranh đương thời mô tả chính sách mới – người khổng lồ tượng trưng cho Nhà nước” và nêu câu hỏi: Em hãy cho biết nội dung của
chính sách kinh tế mới của P.Rurơven * Chính sách của P.Rurơven:
HS trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và kết luận .
+ Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy nêu nhận xét của mình về chính sách qua bức tranh “người khổng lồ…”
HS trả lời. GV bổ sung và kết luận, đồng thời nhấn mạnh: + Nhà nước tăng cường vai trò kiểm soát đối với nền kinh tế
+ Nhà nước có vai trò hỗ trợ đối với nền sản xuất và đời sống của người lao động.
+ Ban hành các đạo luật về phục hưng nông nghiệp, công nghiệp và ngân hàng dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
+ Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng tổ chức lại sản xuất cứu trợ người thất nghiệp tạo nên nhiều việc làm mới. * Kết quả:
+ Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy cho biết kết quả của chính sách mới?
HS trả lời lời. GV bổ sung và kết luận.
-Cứu nguy chủ nghĩa tư bản Mĩ - Giải quyết được phần nào những khó khăn của người lao động
- Góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
4. Củng cố:
- Trong những năm 20 của thế kỉe XX do những điều kiện thuận lợi và chính sách phù hợp nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.
- Tuy nhiên nước Mĩ không thoát khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế.
- chính sách kinh tế mới của Ph. Rurơven đã cứu nguy cho nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
5. Dặn dò :
- Học bài cũ
- Đọc trước bài mới về “Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)”
- Giúp HS nắm được tình hình kinh tế nước Nhật trong thời gian 1918- 1929 tuy có phát triển kinh tế nhưng chỉ được thời gian ngắn, và biết so sánh với kinh tế Mĩ trong cùng thời gian này.
- HS biết cắt nghĩa hoàn cảnh Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
Chương III
Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)Tiết 28- Bài 19 Tiết 28- Bài 19
Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)I. Mục tiêu bài học I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm được tình hình kinh tế nước Nhật trong thời gian 1918- 1929 tuy có phát triển kinh tế nhưng chỉ được thời gian ngắn, và biết so sánh với kinh tế Mĩ trong cùng thời gian này.
- HS biết cắt nghĩa hoàn cảnh Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
+ Nắm được nét khái quát quá trình phát xít hoá ở Nhật trong thập niên 30 của thế kỉ XX.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục tinh thần đoàn kết với nhân dân Nhật Bản.
- Giáo dục tư tưởng chống phát xít, chống chiến tranh xâm lược.
3. Kĩ năng
- Biết cách dùng kí hiệu bản đồ thể hiện cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Nhật trên lược đồ.
- Biết cách kết nối các sự kiện để hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương tiện đồ dùng dạy học
- Lược đồ đế quốc Nhật Bản. - ảnh:
+ Thủ đô Tô- ki- ô sau trận động đất 9/1923.
+ Quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931
III. Tiến trình tổ chức dạy học
Câu hỏi: Kinh tế Mĩ đã phát triển như thế nào trong thập niên của thế kỉ XX? Nguyên nhân chính của sự phát triển đó.
Trả lời:
+ Trong những năm 1923- 1929, sản lượng công nghiệp Mĩ tăng 69%, năm 1928, vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép...Về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng thế giới.
+ Nguyên nhân chính của sự phát triển đó nhờ Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác Mĩ chú trọng tận dụng kĩ thuật và bóc lột công nhân.
Câu hỏi: Nội dung chính của Chính sách mới của Mĩ thực hiện năm 1932. Tác dụng của chính sách đó.
Trả lời: + Nội dung chính: Bao gồm các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi, phát triển kinh tế, tài chính với những qui định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
+ Tác dụng làm cho nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933.
2. Giới thiệu bài mới
Tiết học trước chúng ta đã học về nước Mĩ, một nước tư bản không những chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mà còn thu được rất nhiều lợi nhuận nên kinh tế rất phát triển sau chiến tranh và đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một nước tư bản ở châu á- Nhật Bản, trong những năm 1918- 1939 để hiểu được tình hình kinh tế- xã hội ở Nhật tại sao lại không phát triển như Mĩ và tại sao Nhật lại phát xít hoá bộ máy nhà nước. Đó là nội dung chính của tiết học hôm nay.
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt
hoạt động 1:Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS nắm được nét chính về sự phát triển kinh tế của Nhật trong một vài năm đầu sau chiến tranh và cắt nghĩa được nguyên nhân của sự phát triển ngắn ngủi ấy.
* Tổ chức thực hiện:
+ GV treo "Lược đồ đế quốc Nhật" lên bảng vàtrình bày: Đây là đế quốc Nhật Bản, một nước duy nhất ở châu á phát triển chủ nghĩa tư bản và trở thành một cường quốc được các nước lớn thừa nhận. Trong và sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với thời gian ngắn ngủi vài năm, kinh tế Nhật Bản khá phát triển...
+ GV nêu Câu hỏi: Em hãy tìm trong SGK những biểu hiện cụ thể
sự phát triển kinh tế Nhật trong và sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
+ HS xem SGK để tìm câu trả lời, HS có thể bổ sung cho. Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và kết luận .
GV nhấn mạnh sự phát triển đó chỉ ở một vài năm đầu sau chiến tranh.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận Câu hỏi: Vì sao kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh?
HS dựa vào SGK trả lời. GV bổ sung và kết luận:
- Tàn dư phong kiến còn tồn tại nặng nề trong nông thôn làm nông nghiệp không có gì thay đổi.