Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 150 - 151)

iii. tiến trình tổ chức dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Hãy nhận xét về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Trả lời:

- Thời gian tồn tại: Lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương - Qui mô: trên một địa bàn rộng lớn....lực lượng đông đảo nông dân

- Tính chất: tính dân tộc, yêu nước sâu sắc

- Nguyên nhân thất bại: Do Pháp lúc này còn mạnh, lại còn câu kết với phong kiến, lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, lại cô độc, bó hẹp trong một địa phương.

Câu hỏi: Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các đấu tranh của đồng bào miền núi Trả lời:

- Nguyên nhân thất bại: Do pháp lúc này mạnh, trình độ các thủ lĩnh còn thấp, đời sống khó khăn, dễ bị mua chuộc.

- ý nghĩa: Góp phần quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của toàn thể dân tộc Việt Nam.

2. Giới thiệu bài mới

Trong thời gian từ cuối thế kỉ XIX tình hình nước ta đầy biến động: Thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, tình hình kinh tế, xã hội sa sút nghiêm trọng, thái độ chống Pháp của triều đình Huế, các cuộc đấu tranh chống xâm lược và chống phong kiến của nhân dân.... trong bối cảnh đó xuất hiện nhiều đề nghị cải cách nhằm cứu vãn tình hình. Đây là một nội dung quan trọng của lịch sử dân tộc. Trong tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu nguyên nhân, nội dung của những đề nghị cải cách, nắm được một số nhà cải cách tiêu biểu và nguyên nhân vì sao những đề nghị cải cách đó không được chấp nhận.

3. Dạy và học bài mới

Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt

hoạt động 1: Cá nhân/ Nhóm

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS nắm được nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam và hiểu được tại sao xã hội lâm vào khủng hoảng

* Tổ chức thực hiện

+ GV cho HS đọc SGK Mục I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Nêu câu hỏi: Tình hình kinh tế- xã hội Việt

Nam giữa thế kỉ XIX có gì nổi bật?

HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. GV nhận xét và chốt ý.

( chỉ trên Lược đồ Phong trào nông dân khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XIX )

+ GV nêu tiếp câu hỏi (cho HS thảo luận nhóm)

GV nhấn mạnh: nguyên nhân kinh tế- xã hội

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX cuối thế kỉ XIX

- Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp bế tắc; tài chính khô kiệt. - Xã hội: Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì; Ơ miền Trung, miền Bắc khắp nơi nông dân nổi dậy khởi nghĩa

Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XIX lâm vào khủng hoảng là:

- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. - Thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì

-Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đan xen với nhau, làm cho xã hội thêm rối loạn

hoạt động 2: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS hiểu được muốn thoát ra khỏi tình hình khủng hoảng trên thì phải làm gì?

* Tổ chức thực hiện

+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời Muốn thoát ra khỏi tình hình khủng hoảng trên thì phải làm gì?

HS trả lời câu hỏi. GV bổ sung và kết luận.

hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

Hiểu được vì sao các sĩ phu, quan lại đưa ra những đề nghị cải cách

* Tổ chức thực hiện

+ GV nêu câu hỏi: Xuất phát từ đâucác sĩ phu, quan lại đưa ra những đề nghị cải cách?

HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý.

hoạt động 2:

* Mức độ kiến thức cần đạt:

Nhớ được tên một số nhà cải cách tiêu biểu. Nắm được nội dung chính của những đề nghị cải cách

-Yêu cầu của lịch sử Việt Nam lúc đó là phải thay đổi chế độ xã hội hoặc tiến hành cải cách xã hội cho phù hợp.

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w