Cáchmạng Tân Hợi (1911)

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 56 - 57)

-Diễn biến:

+ Ngày 10-10-1911 khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ và thắng lợi.

+ Phong trào lan rộng cả nước triều đình Mãn Thanh sụp đổ. +Ngày 29-12-1911 Trung Hoa dân quốc được thành lập.

-ý nghĩa:

+ Cách mạng tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu á.

-Hạn chế:

+ Đây là cuộc cách mạng không triệt để

+Không nêu vấn đề đánh đế quốc, không tích cực chống phong kiến. + Không đụng trạm đến giai cấp địa chủ không giải quyết được vấn đề ruộng dất cho nông dân.

4. Củng cố:

-Cuối thời Mãn Thanh, nước Trung Quốc phong kiến dần dần suy yếu, bị các nước tư bản chia nhau xâm chiếm.

- Nhân dân Trung Quốc đã đấu tranh đòi duy tân đất nước và khởi nghĩa vũ trang chống đế quốc, lật đổ phong kiến trong phong trào Nghĩa Hoà đoàn và Cách mạng Tân Hợi 1911.

5. Dặn dò:

- Học bài cũ, đọc trước bài mới.Bài 11: -Hiểu được sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam á nói riêng.

- Nắm được giai cấp phong kiến trở thành công cụ tay sai cho chủ nghĩa thực dân thì giai cấp tư sản dân tộc đã tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu tranh. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên nắm vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

-Nắm được những phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước Đông Nam á như In -đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Cam pu chia, Lào, Việt Nam.

-Vẽ lược đồ khu vực Đông Nam á thế kỉ XIX

Tiết 17 - Bài 11

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:

1. Kiến thức

-Hiểu được sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam á nói riêng.

- Nắm được giai cấp phong kiến trở thành công cụ tay sai cho chủ nghĩa thực dân thì giai cấp tư sản dân tộc đã tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu tranh. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên nắm vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

-Nắm được những phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước Đông Nam á như In -đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Cam pu chia, Lào, Việt Nam.

2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ

-Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

-Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.

3. Kĩ năng

- Biết sử dụng lược đồ Đông Nam á cuối thế kỉ XIX trong SGK để trình những sự kiện tiêu biểu. - Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

II. Phương tiện dạy học

- Bản đồ Đông Nam á cuối thế kỉ XIX - Các tranh ảnh về khu vực Đông Nam á

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi1: Trình bày những nét chính về cuộc cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

- Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương (10-10-1911), Sau đó lan rộng nhanh chống sang tất cả các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dần lên miền Bắc.

- Chính quyền Mãn Thanh đứng trước nguy cơ tan rã.

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết kết quả ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi?

Trả lời:

-Ngày 1-1-1911, tại Nam Kinh Tôn Trung Sơn tuyên thệ nhận chức Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố Chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc thành lập.

- Cách mạng tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu á.

2. Giới thiệu bài mới

Tiết học trước chúng ta đã chứng kiến một nước Trung Quốc rộng lớn, đông dân, có lịch sử truyền thống văn hoá lâu đời bị các nước đế quốc xâm chiếm, trước làn sóng xâm lược mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc thì các nước trong khu vực Đông Nam á giàu tài nguyên khoáng sản là thị trường rọng lớn nằm ngay sát Trung Quốc có bị các nước đế quốc xâm lược hay không? cuộc đấu tranh chống xâm lược của các nước chống chủ nghĩa đế quốc giải phóng dân tộc diễn ra như thế nào? để tìm hiểu những nội dung trên hôm nay chúng ta đi vào tìm tìm hiểu bài mới.

3. Dạy và học bài mới

Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1” Cả lớp/ cá nhân

* Kiến thức cần đạt

HS nắm được nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược Đông Nam á.

* Tổ chức thực hiện

I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam á

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w