Phong trào công nhân nga và cuộc cách mạng 1905-

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 45 - 47)

* Tổ chức thực hiện

+ GV trình bày: Cuộc cải cách nông nô năm 1861 có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở Nga phát triển, nhưng kết quả còn hạn chế vì nhiều tàn dư của chế độ nông nô lạc hậu. Đầu thế kỉ XX, nước Nga đã trở thành một đế quốc phong kiến quân phiệt.

GV cho HS tự đọc 5 dòng đầu của mục 2. Cách mạng Nga 1905- 1907, yêu cầu xác định nguyên nhân dẫn tới cuộc cách mạng 1905- 1907

Hướng trả lời:

- Đầu thế kỉ XX đế quốc Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng: nhiều nhà máy đóng cửa; công nhân thất nghiệp ngày càng nhiều; công nhân ngày phải lảm 12 đến 14 giờ, lương giảm....nên căm ghét chế độ Nga hoàng. Mâu thuẫn giữa nhân dân và chế độ Nga hoàng ngày càng căng thẳng.

- Cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904- 1905) là cuộc chiến tranh trành giành thuộc địa, Nga bị thua, làm tăng thêm các mâu thuẫn xã hội ở Nga; các cuộc biểu tình, bãi công với khẩu hiệu "đả đảo chuyên chế"; "đả đảo chiến tranh"....nổ ra ngày càng nhiều.

II. phong trào công nhân nga và cuộc cách mạng 1905- 1907 cuộc cách mạng 1905- 1907

1. Lê- nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga vô sản kiểu mới ở Nga

- Lê- nin sinh ngày 22/4/1870, trong một gia đình nhà giáo tiến bộ

- Năm 1893, ông đến Pê- téc- bua và trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân Mắc- xít ở đây. - Năm 1903, thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga. -Đảng kiểu mới:

+ Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.

+ Chống chủ nghĩa cơ hội và tuân theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác .

+ Đảng của Lê- nin dựa vào quần chúng nhân dân, lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.

2. Cách mạng Nga 1905- 1907

-Nguyên nhân:

+Kinh tế khủng hoảng, đời sống nhân dân khổ cực, mấu thuẫn xã hội ngay gắt.

+ Nga Hoàng đẩy nước vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản.

-Diễn biến:

+ 9-1-1905 , công nhân Pe-tec-pua biểu tình kéo đến Cung điện Mùa Đông.

+ Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh phá địa chủ. +Tháng 6-1905, thuỷ thủ chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.

hoạt động 2.

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS nắm được nét diễn biến chính, ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga

* Tổ chức thực hiện

-GV tường thuận diễn biến cuộc cách mạnh 1905-1907. -HS theo dõi, một HS có thể tóm tắt lại diễn biến.

-GV nêu câu hỏi: Cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga tuy thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng như thế nào?

JS dựa vào SGK trả lời câu hỏi. Cuối cùng GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

+Tháng 12-1905 khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Mát-xcơ va-đỉnh cao của cuộc đấu tranh.

-ý nghĩa:

+Cách mạng Nga 1905- 1907 đã làm suy yếu chế độ Nga hoàng và là bước chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917.

+ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

4.Củng cố:

- Trong khi các đảng của Quốc tế thứ hai phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân, thoả hiệp với giai cấp tư sản, thì ở Nga, một đảng kiểu mới của giai cấp vô sản ở Nga được thành lập dưới sự lãnh đạo của Lê- nin.

- Cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga tuy thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử rất lớn, là bước cuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra vào năm 1917.

5. Dặn dò

-Học bài cũ, trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK.

-Đọc trước bài mới: bài 8: - Nắm được những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật của các ngành sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự ở thế kỉ XVIII-

XIX và hiểu được tác dụng của nó đối với sản xuất đời sống xã hội

- Nắm được những phát minh lớn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nghệ thuật ở thế kỉ XVIII- XIX và hiểu được tác dụng của nó đối với đời sống xã hội

Ngày dạy :29/09/2010

Tiết 14- Bài 8

Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIXI. Mục tiêu bài học I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài học yêu cầu học sinh cần:

1. Kiến thức

- Nắm được những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật của các ngành sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự ở thế kỉ XVIII-

XIX và hiểu được tác dụng của nó đối với sản xuất đời sống xã hội

- Nắm được những phát minh lớn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nghệ thuật ở thế kỉ XVIII- XIX và hiểu được tác dụng của nó đối với đời sống xã hội

2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ

- Nhận thức được cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là một bước tiến lớn của lịch sử, có khả năng làm thay đổi nhận thức và tạo ra cuộc sống vật chất ngày càng no đủ cho con người

- Củng cố thêm niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay

3. Kĩ năng

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 45 - 47)