Cấu trúc và chức năng của ARN: 1.Cấu trúc hóa học:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 27 - 31)

1.Cấu trúc hóa học:

- ARN là đại phân tử, có cấu trúc đa phân - Đơn phân là các ribônuclêôt

- Cấu tạo 1 nuclêôtit:

+ 1 bazơ nitơ( A hay G hay X hay U) + Đường C5H10O5

+ Axit phôtphorit.

- Các ribônu liên kết với nhau bằng lỉên kết phôtphođieste giữa đường của ribônu này với axit phôtphorit của ribônu kế tiếp.

- ARN đa dạng và đặc thù bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các ribônu

2.Cấu trúckhông gian và chức năng của ARN:

- Đại diện mỗi nhóm lên bảng để điền vào khung kẻ sẳn → cấu trúc các loại ARN. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện → GVgiảng giải thêm qua hình vẽ trên bảng.

- GV: Các phân tử ARN,thực chất là những phiên bản được đúc trên một mạch khuôn của gen, trên phân tử ADN nhờ quá trình phiên mã.

- Các ARN có cấu tạo khác nhau → đảm nhận chức năng khác nhau trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang Prôtêin như thế nào?

- HS lên bảng hoàn thành nội dung→ GV giảng giải thêm: Có nhiều loại tARN, mỗi loại có bộ ba đối mã đặc hiệu, để vận chuyển aa tương ứng ( VD: Bộ ba đối mã là UAX→ Met; XUU→ Glu; XGU Ala). Mỗi loại tARN chỉ vận chuyển một loại aa.

- Trong tế bào, mARN là loại ARN đa dạng nhất vì có bao nhiêu gen thì có thể có bấy nhiêu mARN; rARN chiếm tỷ lệ % cao nhất → 75%.

- Trong 3 loại ARN, loại nào không có các liên kết hidrô?

- HS: mARN  GV: Loại ARN nào càng có nhiều liên kết hidrô thì càng bền vững(Khó bị enzim phân hủy).Phân tử mARN có số đơn phân ít và không có liên kết hidrô nên sau khi thực hiện xong chức năng, mARN thường bị phân hủy thành các nu. Phân tử rARN có tới 70 – 80% số liên kết hidrô và có số đơn phân nhiều nhất→ thời gian tồn tại lâu nhất.

- Ở một số virut thông tin di truyền không lưu trữ trên ADN mà là trên ARN

(mARN) ARN vận chuyển (tARN) ARN ribôxôm

(rARN)

Cấu trúc Là một mạch pôliribônuclêôtit (gồm hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân), sao chép từ một đoạn mạch đơn AND, theo nguyên tắc bổ sung,nhưng trong đó U thay cho T

Là mạch pôliribônuclêôtit, gồm từ 80 – 100 đơn phân, quấn trở lại một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A = U; G = X, có đoạn không và tạo thành thùy tròn, một trong các thùy tròn này mang bộ ba đối mã.Một đầu mút của tARN gắn với aa, đầu mút kia tự do Là một mạch pôliribônuclêôtit

chứa hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân, có tới 70% số nu có liên kết bổ sung.

Chức

năng Truyền đạt thông tin di truyền theo sơ đồ:

ADN → ARN →Prôtêin Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin Là thành phần cấu tạo chủ yếu của ribôxôm (nơi tổng hợp Prôtêin)

5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

5.1. Tổng kết

- Khác nhaugiữa ADN và ARN về cấu trúc và chức năng: *Về cấu trúc ( Số mạch, cấu tạo của đơn phân)

+ ADN là 2 mạch dài dến hàng chục nghìn, hàng triệu nuclêôtit. Thành phần cấu tạo mỗi đơn phân gồm axit phôtphorit, đường đêôxiribôzơ và 1 bazơ nitơ (A,T,G,X)

+ ARN có một mạch ngắn, dài hàng chục đến hàng nghìn ribônuclêôtit. * Về chức năng:

+ ADN: Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

+ ARN: Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, tham gia tổng hợp prôtêin. Vận chuyển aa tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin và tham gia cấu tạo nên ribôxôm.

5.2. Hướng dẫn học tập

- Trả lời các câu hỏi trong SGK

Tuần CM: Tiết PPCT: BÀI 12: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT

MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO 1. MỤC TIÊU 1. MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức:

- HS tự xác định được một số thành phần hóa học của tế bào như: Prôtêin, lipit, K, S, P… và một số loại đường có trong tế bào.

- Biết cách làm một số thí nghiệm đơn giản.

1.2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng thực hành, thao tác thí nghiệm

1.3.Thái độ:

- Thêm yêu thích môn học.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

- Thực hành nhận biết một số thành phần của tế bào

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên

+ Nguyên liệu: Khoai lang, sữa, dầu ăn, hồ tinh bột, lạc nhân, lòng trắng trứng, và thịt heo nạc.

+ Dụng cụ và hóa chất: Ống nghiệm, đèn cồn, ống nhỏ giọt, cốc đong, thuốc thử Phêling, kali iôtđua, HCl, NaOH, CuSO4, giấy lọc, nước cất, AgNO3, BaCl2, amôn – magiê, dung dịch axit picric bão hòa, amôni ôxalat, cồn 700, nước lọc lạnh, dao thớt, vải màn hay lưới lọc, giấy lọc

3.1. Học sinh

- HS: Tự nghiên cứu bài mới

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh

4.2. Kiểm tra miệng:

4.3. Tiến trình bài học

Đặt vấn đề: Tiết học hôm nay, các em sẽ làm một số thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Hoạt động 1:

- GV nêu mục tiêu bài học

- Trình bày việc chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật và hóa chất.

Hoạt động 2:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm một thí nghiệm rồi nghe báo cáo kết quả chung.

* Lưu ý:

+ Không để hóa chất dính vào quần áo và tay chân. Nếu lỡ dính phải rữa ngay bằng nước sạch.

+ Cồn là chất dễ bắt lửa nên để xa nơi có lửa và đậy chặt nút.

- GV hướng dẫn cho từng nhóm → HS

I. Mục tiêu:

- Nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào như: K, S, P…

- Nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào như cacbohidrat, lipit, prôtêin.

- Biết cách làm một số thí nghiện đơn giản

II. Chuẩn bị

(SGK)

III. Cách tiến hành:

1. Xác định các hợp chất hữu cơ có trong mô thực vật và động vật: mô thực vật và động vật:

a. Nhận biết tinh bột:

- Giã 50 g củ khoai lang trong chén sứ, hòa với 20 ml nước cất rồi lọc lấy 5ml dịch cho vào ống nghiệm 1.

- Lấy 5 ml nước hồ tinh bột cho vào ống nghiệm 2.

tiến hành, quan sát các hiện tượng xãy ra, ghi chép lại và giải thích.

+ Khi đun dung dịch đường glucôzơ (hoặc 5ml sữa) với vài giọt dung dịch phêlinh (thuốc thử đặc trưng với đối với đường có tính khử) → kết tủa màu đỏ gạch.  Đường khử + 2 CuO → Cu2O + ½ O2

+ đường bị ôxy hóa

Trong môi trường kiềm các đường khử đã khử Cu2+ thành Cu+, chức alđêhit của đường bị ôxy hóa thành axit hay muối tương ứng. + Cho thuốc thử phêlinh vào dung dịch đường mía, rồi đun sôi ta không thấy tạo thành kết tủa màu đỏ gạch vì đường đôi không có tính khử.

- HS tiến hành tương tự, GV theo dõi uốn nắn kịp thời các thao tác thí nghiệm của HS - HS tự giải thích, GV giảng giải thêm.

- Thêm vài giọt thuốc thử iốt vào cả hai ống nghiệm, đồng thời nhỏ vài giọt thuốc thử iôt lên phần cặn trên giấy lọc, quan sát sự đổi màu và giải thích.

- Nhỏ thuốc thử Phêlinh vào ống nghiệm 2. Ghi màu sắc dung dịch và kết luận.

b. Nhận biết lipit:

- Nhỏ vài giọt dầu ăn, lên tờ giấy trắng - Nhỏ vài giọt nước đường lên tờ giấy trắng - Quan sát và so sánh vết loang ở hai tờ giấy, giải thích.

c. Nhận biết prôtêin:

- Lấy một lòng trắng trứng + 0,5l nước + 3 ml dung dịch NaOH quấy đều.

- Lấy 10 ml dung dịch này cho vào ống nghiệm.

- Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 rồi lắc ống nghiệm.

- Quan sát hiện tượng xãy ra.

2. Xác đinh một số nguyên tố khoáng có trongtế bào tế bào

- Chuẩn bị thí nghiệm: theo SGK - Tiến hành thí nghiệm: theo SGK

- Quan sát kết quả thí nghiệm và giải thích

5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

5.1. Tổng kết

- Các chất hữu cơ quan trọng trong tế bào.

5.2. Hướng dẫn học tập

Tuần CM: Tiết PPCT: CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

BÀI 13: TẾ BÀO NHÂN SƠ 1. MỤC TIÊU 1. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn (tế bào nhân sơ)

- Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ sẽ có dược lợi thế gì? - Biết chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.

2. Kỹ năng:

- Phân tích hình vẽ, so sánh và tổng hợp. 3.Thái độ:

- Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

- Đặc điểm của tế bào nhân sơ

- Cấu trúc các thành phần cấu tạo tế bào nhân sơ

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên

- GV: Phóng to sơ đồ hình vẽ trong SGK ở bài học

3.2. Học sinh

- HS: Tự nghiên cứu bài mới

4. TỔ CHỨC HỌC TẬP

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh 4.2. Kiểm tra miệng:

4.3. Tiến trình bài học

Đặt vấn đề:

- Mọi cơ thể sống đều có cấu trúc tế bào

- Khi các em ăn bưởi thấy từng tép bưởi, đấy là tế bào tép bưởi. Nhưng có nhiều loại tế bào thì không nhìn thấy băng mắt thường. Để quan sát được tế bào này phải sử dụng kính hiển vi (kính hiển vi quang học có độ phóng đại 40 – 3000 lần, kính hiển vi điện tử phóng to ảnh từ 10 000 – 40 000 lần)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Hoạt động 1:

- GV giới thiệu sơ lược lịch sử phát hiện ra tế bào để dẩn tới luận điểm cơ bản của thuyết tế bào

- GV phát phiếu học tập, cho HS điền chú thích vào hình tế bào theo hiểu biết của từng em.

- HS đọc SGK chú thích hình vẽ tế bào trong phiếu học tập.

- Nêu chức năng của từng thành phần cơ bản của tế bào?

- HS dựa vào hình 13.1 hoàn thành bài tập trong SGK.

- Tại sao kích thước của tế bào lại rất nhỏ? GV giải thích cho HS hiểu ý nghĩa của tỷ lệ giữa diện tích bề mặt với thể tích của tế bào. Tế bào càng nhỏ thì việc vận chuyển các chất từ nơi này càng nhanh, khả năng

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w