Bộ máy gôngi và Lizôxôm

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 41 - 43)

1. Bộ máy gôngi: a. Cấu trúc:

- Gồm hệ thống các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau, nhưng tách biệt theo vòng hình cung. - Trên và xung quanh bộ máy gôngi có nhiều túi nhỏ gọi là túi tiết có chứa prôtêin và lipit được tổng hợp từ lưới nội chất đưa tới. - Ở bộ máy gôngi có chứa nhiều enzim b. Chức năng:

- Tập hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ mạng lưới nội chất, sau đó sử dụng các enzim làm biến đổi chúng và tổng hợp thành các chất rồi đưa vào các túi tiết vận chuyển đến các nơi khác trong tế bào hay bài tiết ra khỏi tế bào

- Tế bào thực vật, bộ máy gôngi còn là nơi tổng hợp các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.

2. Lizôxôm

a. Cấu trúc:

- Được hình thành từ bộ máy gôngi.

- Là loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình 0,25 -0,6 …m.

- Có một màng bao bọc, chứa nhiều enzim thủy phân.

b. Chức năng:

+ Phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi và các bào quan đã hết thời gian sử dụng.

+ Kết hợp với không bào tiêu hóa để phân hủy thức ăn.

có nhu cầu sử dụng thì các enzim này mới được hoạt hóa bằng cách hạ thấp độ pH trong lizôxom.

- Điều gì sẽ xãy ra nếu vì lý do nào đó mà lizôxom của tế bào bị vỡ?

HS: tế bào sẽ bị phá hủy. Hoạt động 3:

-HS đọc SGK nêu cấu trúc và chức năng của không bào?

- GV lưu ý: Màng không bào là màng đơn (một lớp màng), không bào có thể có trong tế bào động vật nhưng rất nhỏ.

IX. Không bào:

1. Cấu trúc:

- là bào quan có chủ yếu ở tế bào thực vật - Được bao bọc bởi 1 lớp màng, bên trong chứa dịch bào, chứa các chất hữu cơ và ion khoáng. Một số không bào lại

chứa các chất khác nhau tùy theo loại tế bào 2. Chức năng:

- Có nhiều chức năng khác nhau tùy loại tế bào như: Chứa các chất dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố…

5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

5.1. Tổng kết

- Thông qua các câu hỏi trong SGK

5.2. Hướng dẫn học tập

- Trả lời các câu hỏi trong SGK

Tuần CM: Tiết PPCT: BÀI 17: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Mô tả cấu trúc của màng sinh chất. Phân biệt các chức năng của màng sinh chất. - Mô tả được cấu trúc và chức năng của thành tế bào.

1.2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích hình vẽ, tư duy so sánh, tổng hợp để thấy sự khác nhau về từng chức năng của màng sinh chất.

1.3.Thái độ:

- Thấy được tính thống nhất của tế bào nhân thực.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

- Cấu trúc và chức năng màng sinh chất, các câu cấu trúc bêng ngoài tế bào

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên

- GV: Phóng to sơ đồ hình vẽ trong SGK ở bài học

3.2. Học sinh

- HS: Tự nghiên cứu bài mới

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh

4.2. Kiểm tra miệng:

- Nêu đặc điểm cấu trúc và chức năng của lưới nội chất?

- Nêu đặc điểm cấu trúc và chức năng của bộ máy gôngi, lizôxôm?

4.3. Tiến trình bài học * Đặt vấn đề: * Đặt vấn đề:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Hoạt động 1:

- HS: Dựa vào hình 17.1, hãy cho biết màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào?

- Đọc thông tin trong SGK để mô tả rỏ hơn về cấu trúc của màng sinh chất?

- GV nhấn mạnh:

+ Cấu trúc khảm là lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin (trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin). Tùy theo mỗi loại màng của từng loại tế bào khác nhau mà có nhiều hay ít phân tử prôtêin phân bố đồng đều hay không đồng đều.

+ Cấu trúc động là các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng (1 lớp) làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu. Một số loại prôtêin trên màng có thể không di chuyển hoặc rất ít di chuyển do chúng bị neo lại trên bộ khung xương của tế bào nằm phía bên trong màng. + Ở tế bào động vật, trong lớp kép

phôtpholipit còn có côlestêron làm tăng tính

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w