Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 44 - 45)

1. Thành tế bào: a. Cấu trúc:

- Bao ngoài màng sinh chất (ở các tế bào thực vật và nấm)

- Thành phần hóa học đặc trưng cho thành tế bào thực vật là xenlulôzơ, của tế bào nấm là kitin (một số ít cũng là xenlulôzơ)

- Trên thành tế bào thực vật có các cầu nối sinh chất đảm bảo cho sự liên hệ giữa các tế bào ghép nối với nhau.

b. Chức năng: - Bảo vệ tế bào.

- Duy trì hình dạng, kích thước ổn định cho tế bào.

2. Chất nền ngoại bào: a. Cấu trúc:

- Ở bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và tế bào động vật

- Cấu tạo chủ yếu là các sợi glicôprôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. b. Chức năng:

- Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.

5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

5.1. Tổng kết

- Thành phần và chức năng của màng tế bào – Trang 84, SGV.

5.2. Hướng dẫn học tập

- Trả lời các câu hỏi trong SGK

Ngày soạn: / / Ngày dạy: / /

Tiết 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT A.Mục tiêu: A.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Phân biệt được vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động

- Nhận biết được thế nào là khuếch tán, phân biệt được khuếch tán thẩm thấu với khuếch tán thẩm tích (còn gọi là thẩm tách).

- Phân biệt các khái niệm: dung dịch ưu trương, đẳng trương, nhược trương. - Mô tả con đường xuất - nhập bào.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích hình vẽ, tư duy, so sánh, tổng hợp. 3.Thái độ:

- Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo các quy luật vật lý, hóa học.

B. Phương pháp giảng dạy:

- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi, nghiên cứu kết hợp với hoạt động nhóm của HS C. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Phóng to hình vẽ hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK, 18.1, 18.2 SGV - HS: Tự nghiên cứu bài mới.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w