Màng sinh chất:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 43 - 44)

a. Cấu trúc (theo Singer và Nicolson – 1972) - Cấu tạo từ 2 thành phần chính là

phôtpholipit và prôtêin.

- Hai lớp phôtpholipit có độ dày khoảng 9 nm

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm - động: + Tính khảm: các phân tử prôtêin xuyên qua lớp kép phôtpholipit hay cài một phần hoặc nằm tự do trên màng.

+ Tính động: Hai lớp phôtpholipit của màng luôn quay 2 đuôi kỵ nước vào nhau và 2 đầu ưa nước ra phía ngoài để tiếp xúc với môi trường nước.Do bị nước dồn ép nên các phân tử phôtpholipit của 2 lớp màng phải liên kết với nhau bằng tương tác kỵ nước yếu, nên các phân tử prôtêin và phôtpholipit có thể dễ dàng di chuyển bên trong lớp màng (cùng 1 lớp). - Liên kết với các phân tử prôtêin và lipit còn có các phân tử cacbohidrat.

- Ngoài ra ở màng sinh chất của tế bào động vật còn có các phân tử côlestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng.

ổn định của màng.

- Bằng thí nghiệm nào, người ta biết được màng sinh chất có cấu trúc khảm - động? GV: Lai tế bào chuột với tế bào của người. Tế bào chuột có các prôtêin trên màng đặc trưng có thể phân biệt được với các prôtêin trên màng sinh chất của người. Sau khi tạo ra tế bào lai, người ta thấy các phân tử Pr của tế bào chuột và Pr của tế bào người nằm xen kẽ nhau.

+ Prôtêin màng: gồm có prôtêin xuyên màng và prôtêin bề mặt. Các prôtêin xuyên màng là loại xuyên suốt qua lớp kép

photpholipit của màng sinh chất. Đây là những kênh vận chuyển các chất qua màng. Các prôtêin bề mặt chỉ bám trên bề mặt của màng sinh chất. Các prôtêin có thể liên kết với các chất khác như saccarit và lipit để thực hiện những chức năng khác nhau như tiếp nhận và truyền thông tin từ ngoài vào trong tế bào, prôtêin enzim, prôtêin làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào với nhau

Hoạt động 2:

- Bao ngoài màng sinh chất còn có thành phần nào nữa?

- HS đọc thông tin SGK rồi khái quát về cấu trúc và chức năng của thành tế bào?

- Khác với màng sinh chất, thành tế bào không có tính bán thấm.

- So sánh về cấu trúc và chức năng của thành tế bào nhân thực với các tế bào nhân sơ? - Chất nền ngoại bào có ở nhóm sinh vật nào?

- Cấu tạo của chất nền ngoại bào là gì?

- Chức năng của chất nền ngoại bào?

- Là nơi thực hiện quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc.

( Lớp phôtpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mở đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào.) - Một số phân tử prôtêin trên màng sinh chất đóng vai trò như các thụ thể, giúp tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào. - Trên màng sinh chất còn chứa nhiều loại enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

- Nhờ các glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào nên các tế bào ở cùng cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biếtt được các tế bào “lạ”của cơ thể khác.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w