- HS: Tự nghiên cứu bài mới.
D. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh 4.2. Kiểm tra miệng:
- Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục?
- Trình bày đặc điểm của các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục?
4.3. Tiến trình bài học 1.Đặt vấn đề:
GV: - Giải thích tại sao khi muối dưa, ta thường thêm một ít nước dưa cũ vào?
HS: Đó là ta bổ sung một lượng vi khẩn lactic và lượng axit làm pH giảm tạo điều kịên cho sự sinh sản của vi khuẩn lactic.
GV: Sự sinh sản của vi khuẩn và VSV nói chung diễn ra như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay.
2.Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: - Sự sinh sản ở VSV được hiểu như thế nào? HS: Là sự tăng số lượng cá thể VSV.
- Sinh sản ở VSV có giống như các sinh vật khác không? Vì sao?
HS: Sinh sản ở VSV diển ra rất nhanh vì nó có cấu tạo đơn giản.
- Dựa vào cấu trúc của nhân, chia VSV thành những nhóm nào?
- Kể tên một số hình thức sinh sản chủ yếu của VSV? - Trình bày quá trình phân đôi của vi khuẩn?
I. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ: sơ:
- So sánh hình thức sinh sản phân đôi của vi khuẩn với quá trình nguyên phân?
- Vì sao nói phân đôi là hình thức phân chia đặc trưng của các tế bào vi khuẩn?
* HS hoạt động nhóm, yêu cầu nêu được:
+ Kích thước tế bào tăng dẫn đến phân chia, hình thành vách ngăn từ nếp gấp của màng sinh chất (Mêzôxôm), hình thành 2 tế bào con.
+ Phân đôi là đặc trưng cho tế bào vi khuẩn vì vi khuẩn chỉ có một vòng đơn ADN trần và cấu tạo đơn giản
+ Hình thức phân đôi của vi khuẩn không có hình thành thoi vô sắc và các kỳ như nguyên phân. - Đại diện các nhóm trình bày trên tranh hình, lớp nhận xét.
- GV đánh giá, nhận xét và bổ sung:
Khi màng sinh chất của vi khuẩn gấp nếp, vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy gấp nếp này làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.
- GV thông báo:
+ Trong điều kiện thuận lợi và thời gian là 120’ tế bào vi khuẩn có thể tạo ra một quần thể có khối lượng khoảng 80 000 tấn.
+ Trong tự nhiên do nhiều yếu tố kiềm hãm tốc độ sinh sản và tỷ lệ tử vong cao làm giảm tỷ lệ sống sót của vi khuẩn
* Liên hệ:
- Trong công nghệ sinh học, con người đã lợi dụng khả năng sinh sản nhanh của vi khuẩn để làm gì? - Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có những biện pháp nào để bảo quản thực phẩm hạn chế vi khuẩn?
GV cho HS quan sát hình “ bào tử ở xạ khuẩn và tế bào nảy chồi ở vi khuẩn quang dưỡng” và nghiên cứu SGK trang 131 mục 2:
- Trình bày kiểu sinh sản nảy chồi và tạo thành bào tử ở vi khuẩn?
- HS thực hiện yêu cầu: + Phân biệt 2 kiểu sinh sản
+ Chỉ ra được bào tử, chuỗi bào tử và chồi con. * Mở rộng: GV giới thiệu về một dạng đặc biệt của vi khuẩn đó là nội bào tử.
Nội bào tử chỉ là cấu trúc tạm nghỉ của vi khuẩn khi gặp điều kiện bất lợi chứ không phải là hình thức sinh sản.
Hoạt động 2:
- Gv yêu cầu HS:
+ Trình bày kiểu sinh sản phân đôi và nảy chồi ở
Quá trình phân đôi ở vi khuẩn: - Tế bào tăng về kích
thước.
- Tổng hợp mới các enzim, riboxôm, nhân đôi AND
- Một vách ngăn hình thành và phát triển tách 2 ADN và tế bào chất thành 2 phần riêng biệt. - Thành tế bào được hoàn
thiện và 2 tế bào con rời nhau ra.
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử: a. Nảy chồi: Ở một số vi khuẩn sống trong nước.
- Tế bào mẹ tạo thành 1 chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra thành một vi khuẩn mới. b. Tạo bào tử:
- Phân đỉnh của sợi khí sinh, phân cắt tạo thành một chuỗi bào tử " bào tử phát tán " nảy mầm tạo thành một cơ thể mới.