Ứng dụng của virut trong thực tiển

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 125 - 128)

1. Bảo vệ đời sống con người và moi trường: - Sản xuất vacxin phòng chống nhiều dịch bệnh.

- Sử dụng virut ở động vật để hạn chế sự phát triển quá mức của một số loài để đảm bảo cân bằng sinh học. 2. Bảo vệ thực vật:

- Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut Baculơ để diệt nhiều loại sâu ăn lá.

* Ưu điểm: Chỉ diệt một số sâu nhất định nên không độc hại cho con người và môi trường. Thuốc dễ bảo quản, dễ sản xuất, giá thành hạ.

3. Sản xuất dược phẩm:

- Nhờ kỷ thuật chuyển ghép gen, con người đã sản xuất ra inteferon và insulin với số lượng lớn, giá thành hạ để chữa bệnh tiểu đường.

* Cơ sở khoa học của những ứng dụng từ virut: + Khả năng xâm nhiểm và nhân lên của virut

+ Phagơ có chứa đoạn gen không quan trọng có thể loại bỏ mà không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên.

+ Cắt bỏ gen của phagơ thay bằng gen mong muốn và biến phagơ thành vật vận chuyển gen.

IV. Củng cố:

- HS đọc kết luận SGK trang 154

- Trình bày tác hại của nhóm virut ký sinh và từ đó đề xuất biện pháp phòng tránh.

5.2. Hướng dẫn học tập

- Trả lời các câu hỏi trong SGK

- Tự nghiên cứu bài mới: Đọc, nghiên cứu, trả lời các câu hỏi lệnh và bài tập trong SGK.

Ngày / / 2007

Tiết 49: KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu và trình bày được khái niệm, cơ chế và phân biệt được bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, các loại miễn dịch, intefêron.

- Mô tả được phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm, từ đó đề xuất biện pháp phòng tránh.

- Xác định một cách đúng đắn nguyên nhân của loại dịch bệnh. 2. Kỷ năng:

- Rèn luyện kỷ năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. 3. Thái độ:

- Có ý thức và phương pháp thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

B. Phương pháp giảng dạy:

- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và nghiên cứu - Kết hợp với hoạt động nhóm của học sinh.

C. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Phóng to sơ đồ hình vẽ trong SGK của bài học. - HS: Tự nghiên cứu bài mới.

D. Tiến trình bài dạy:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh 4.2. Kiểm tra miệng:

- Trình bày những ứng dụng của virut trong thực tiển. 4.3. Tiến trình bài học

1.Đặt vấn đề:

GV yêu cầu HS kể một số đại dịch trong lịch sử và hiện tại, cho biết cách xâm nhập của vi khuẩn lây bệnh và tác hại của chúng.

2.Triển khai bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1:

- Dựa vào các bệnh truyền nhiễm vừa nêu, em hãy cho biết: Thế nào là bệnh truyền

I.Những vấn đề chung về bệnh truyền nhiễm:

1. Khái niệm:

- Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

nhiễm? Tác nhân gây bệnh là gì?

- HS nghiên cứu SGK mục 1 trang 155 kết hợp với hiểu biết thực tế để đưa ra khái niệm về bệnh truyền nhiễm - Muốn gây bệnh truyền nhiễm, phải có điều kiện gì? - HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập về các phương thức lây truyền và phòng tránh.

+ HS trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập.

- GV nhận xét đánh giá và chọn 3 bệnh truyền nhiễm để phân tích.

- GV yêu cầu:

+ Từ nội dung vừa thảo luận hãy khái quát về phương thức lây truyền và cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm? HS nêu các phương thức lây truyền và cách phòng tránh. + Hãy kể tên một số bệnh dịch do virut gây ra ở người, gia súc. Đề xuất cách phòng tránh? Hoạt động 2: - GV yêu cầu : + Quan sát sơ đồ hình 46 SGV phóng to.

+ VSV muốn gây bệnh cho cơ thể cần phải vượt qua những tuyến bảo vệ nào? HS: Ba tuyến bảo vệ chống

2. Tác nhân gây bệnh:

- Do vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh, nấm. 3. Điều kiện gây bệnh:

- Độc lực: Tổng các đặc điểm giúp vi sinh vật vượt qua rào cản bảo vệ của cơ thể để tăng cường khả năng gây bệnh.

- Số lượng nhiễm đủ lớn.

- Con đường xâm nhập thích hợp.

4. Các phương thức lây truyền và phòng tránh. Tên bệnh VSV gây bệnh Phương thức lây truyền Cách phòng tránh.

Tả, lị Vi khuẩn Qua ăn uống tiêu hóa Vệ sinh ăn uống.

HIV/ AIDS HIV - Qua máu - Quan hệ tình dục

- Mẹ sang con. An toàn trong truyền máu và tình dục…

Cúm Virut cúm Hô hấp

Cách ly nguồn bệnh

Lao Vi khuẩn Hô hấp - Cách li bệnh - Vệ sinh môi trường

• Các phương thức lây truyền: - Lây truyền theo đường hô hấp. - Lây truyền theo đường tiêu hóa - Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp - Truyền từ mẹ sang thai nhi

• Cách phòng tránh:

- Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống. - Ngăn ngừa mầm bệnh

- An toàn trong truyền máu và tình dục 2. Các bệnh thường gặp do virut:

* Ở người: Một số bệnh do virut, cúm, thương hàn, AIDS, SARS, sởi, bại liệt, đậu mùa.

* Ở động vật: Cúm gà, lở mồm long móng.

II. Miẽn dịch:

1. Khái niệm: Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

2. Các loại miễn dịch:

Miễn dịch không đặc hiệu Miễn dịch đặc hiệu

Điều kiện để có miễn dịch

Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp xúc với kháng nguyên. Xãy ra khi có kháng nguyên xâm nhập Cơ chế tác động - Ngăn cản không cho VSV xâm nhập vào cơ thể (da, niêm mạc, nhung mao, đường hô hấp trên, nước mắt, nước tiểu…)

bệnh đó là: Da và màng nhầy, các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu, các phản ứng miễn dịch đặc hiệu. " Miễn dịch là gì?

+ Phân biệt các loại miễn dịch về :

* Điều kiện để có miễn dịch?

* Cơ chế tác động?

+ Phân biệt các loại miễn dịch đặc hiệu về: * Phương thức miễn dịch? * Cơ chế tác động? Hoạt động 3: - GV nêu vấn đề:

+ Intefêron được phát hiện ra như thế nào?

+ Intefêron là gì?

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục 2 trang 157: + Intefêron có vai trò như thế nào?

+ Cho biết những tính chất chủ yếu của Intefêron?

- Tiêu diệt các VSV xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy) - Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được.

- Tế bào T độc tiết prôtêin làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được.

Tính đặc hiệu Không có tính đặc hiệu Có tính đặc hiệu

* Phân biệt các loại miễn dịch đặc hiệu:

Miễn dịch thể dịch Miễn dịch tế bào

Phương thức miễn dịch Cơ thể sản xuất ra kháng thể đặc hiệu Có sự tham gia của tế bào T độc

Cơ chế tác động Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể " Kháng nguyên không hoạt động được Tế bào T độc tiết prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm khiến virut không nhân lên được.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w