- Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau, qua thụ tinh tạo được nhiều biến dị tổ hợp.
- Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm bảo việc duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định cho loài.
thay cho NST + Câu c: Bộ NST trong các tế bào được tạo ra qua giảm phân không chỉ đều có số lượng NST là n mà giữa chúng còn khác nhau về các tổ hợp NST và tổ hợp gen. IV. Củng cố:
- GV cho HS trả lời câu hỏi ở cuối bài - Đọc mục “ Em có biết”.
5.2. Hướng dẫn học tập
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tự nghiên cứu bài mới: Đọc, nghiên cứu, trả lời các câu hỏi lệnh và bài tập trong SGK. Ngày / / 2007
Tiết 32: THỰC HÀNH – QUAN SÁT CÁC KỲ NGUYÊN PHÂN QUA TIÊU BẢN TẠM THỜI HAY CỐ ĐỊNH
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các kỳ phân bào ở tiêu bản tạm thời hay cố định qua quan sát bằng kính hiển vi quang học.
- Tiếp tục rèn kỹ năng quan sát tiêu bản và sử dụng kính hiển vi quang học. 2. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ năng làm tiêu bản tạm thời tế bào rễ hành. 3. Thái độ:
- Thêm yêu thích môn học thực nghiệm
B. Phương pháp giảng dạy:
- Thực hành
C. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV:
+ Chuẩn bị tiêu bản về các kỳ nguyên phân của một số loài động thực vật.
+ Kính hiển vi quang học, bản kính, lá kính mỏng, kim mũi mác, đĩa kính, lưỡi dao cạo, kéo, đèn cồn, giấy lọc, axêtôcacmin, axit axêtic 45%
+ Nhổ cây hành và rửa sạch, sau đó cắt rễ rồi cố định đầu rễ trong dung dịch cacmin để giữ cho tế bào không hỏng và cố định các kỳ phân bào.
- HS: Tự nghiên cứu bài mới.
D. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh 4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Tiến trình bài học
1. Đặt vấn đề: Để củng cố kiến thức đã học về gián phân, chúng ta sẽ tiến hành quan sát diễn biến của các kỳ qua tiêu bản cố định và qua tiêu bản tạm thời.
2. Triển khai bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV giới thiệu mục tiêu của bài thực hành.
- Giới thiệu các dụng cụ, hóa