Cấu trúc và chức năng ADN

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 25 - 27)

1. Nuclêôtit – đơn phân của ADN - Cấu tạo 1 Nu: 3 thành phần +1 Bazơ nitơ

+ Đường đêôxiribôzơ (C5H10O4) + Axit phôtphorit

- Các Nu chỉ khác nhau ở bazơ nitơ: A; G thuộc nhóm purin có 2 vòng thơm → kích thước lớn

T; X thuộc nhóm pirimidin có 1 vòng thơm → kích thước bé.Về cấu tạo hóa học, các bazơ nitơ còn khác nhau ở một số nhóm chức.

 Lấy tên của các bazơ nitơ đặt tên cho các Nu.

2. Cấu trúc của ADN

a. Cấu trúc hóa học

- ADN là đại phân tử, là axit hữu cơ, có chứa các nguyên tố C, H, O, N, P

- Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân

nhất của thế kỷ XX

- ADN là axit hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố nào?

- GV treo tranh phóng to hình 10.2, giới thiệu vị trí của các C trong phân tử đường → HSchỉ ra mối liên kết giữa các nu.

- HS nhận xét về chiều của 2 mạch ở phân tử ADN?

HS thảo luận nhóm tìm hiểu về cấu trúc không gian của ADN.

 Đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- Giả sử 2 bazơ nitơ lớn liên kết với nhau, 2 bazơ nitơ bé liên kết với nhau, cấu trúc gồm 2 mạch // của ADN sẽ như thế nào?

- Tại sao A lai không liên kết với X và G không liên kết với T?

- Chiều dài của 1 nu? Chú ý: 1…m = 10-3 mm 1 Ao = 10-7 mm

Phân tử ADN ở các tế bào nhân sơ thường có cấu trúc dạng vòng, ở các tế bào nhân thực lại có cấu trúc dạng thẳng.

Tại sao ADN lại vừa đa dạng lại vừa đặc thù?

HS: Vì ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nu làm cho ADN vừa đa dạng, lại vừa đặc trưng. Cấu trúc không gian của ADN cũng mang tính đặc trưng ( dạng A, B, Z, C, T)

Nêu chức năng của ADN? GV giảng giải thêm:

Trình tự nu trên mạch pôlinuclêôtit chính là thông tin di truyền, nó quy định trình tự các nu trong ARN, trình tự các bộ ba nu trong ARN lại quy định trình tự các aa

bậc 1 của AND, tức là mạch pôlinuclêôtit, trong đó đường đêôxiribô của nu này liên kết với axit phôtphorit của nu tiếp theo. Mỗi axit phôtphorit liên kết với đường đêôxiribô đứng trước nó ở vị trí C’3 với đường đêôxiribô đứng sau nó ở vị trí C’5. Người ta gọi đó là liên kết phôtphodieste. Liên kết này được hình thành giữa các gốc OH ở vị trí 3’ và 5’.

Trên mạch pôlinuclêôtit, nu thứ nhất có gốc phôtphat liên kết với 5’- OH của đường

đêôxiribô và nu cuối cùng có 3’ – OH tự do → Mạch pôlinuclêôtit có chiều 5’ – 3’

b. Cấu trúc không gian: ( theo J. Watson và F. Crick – Đây là cấu trúc bậc 2)

- Là một chuổi xoắn kép gồm 2 mạch

pôlinuclêôtit chạy song song và ngược chiều nhau xoắn đều đặn quanh trục phân tử theo chiều từ trái sang phải.

+ Giữa các nu mỗi mạch → liên kết phôtphođieste

+ Giữa các nu đối diện/ 2 mạch → liên kết hidrô, theo nguyên tắc bổ sung (A = T; G = X)

- Mỗi vòng xoắn có đường kính là 2nm (20 Ao) chiều cao vòng xoắn là 3,4 nm (34 Ao), gồm 10 cặp nu

- Chiều dài phân tử → hàng chục, hàng trăm micrômet.

3. Tính đa dạng và đặc thù của ADN:

( Nguyên tắc….các loài sinh vật → SGK)

4. Chức năng của ADN

- Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

5.1. Tổng kết

- Thông qua các bài tập trắc nghiệm trong SGK

5.2. Hướng dẫn học tập

- Trả lời các câu hỏi trong SGK

Tuần CM: Tiết PPCT: BÀI 11: AXIT NUCLÊIC (tiếp theo)

1. MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức:

- Phân biệt được các loại ARN dựa vào cấu trúc và chức năng của chúng - Phân biệt được ADN với ARN

1.2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp để nắm vững các bậc cấu trúc của axit nuclêic.

1.3.Thái độ: Hiểu được vật chất di truyền ở cấp độ phân tử

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

- Cấu trúc đơn phân của ARN

- Phân biệt các loại ARN về cấu tạo và chức năng

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên

- GV: Phóng to sơ đồ hình vẽ trong SGK ở bài học

3.2. Học sinh

- HS: Tự nghiên cứu bài mới

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh 4.2. Kiểm tra miệng:

- Mô tả thành phần cấu tạo của một nu trong và liên kết giữa các nu trong phân tử ADN. Điểm khác nhau giữa các loại nu là gì?

- Trình bày cấu trúc của phân tử ADN theo mô hình Watsơn - Crick 4.3. Tiến trình bài học

Đặt vấn đề:

ARN là một loại axit nuclêic. Vậy ARN có cấu trúc như thế nào?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Hoạt động 1:

-GV treo sơ đồ chi tiết về 1 ribônu

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, so sánh hình 11. 1 với hình 10.1 trong SGK để thấy sự khác nhau giữa ribônuclêôtit cấu trúc nên ARN và nu cấu trúc nên ADN?

- HS: Khác nhau ở bazơ nitơ (T ở AND, còn U ở ARN). Uraxin là dẫn xuất của timin. - GV treo sơ đồ minh họa cấu tạo của T và U - GV giới thiệu thêm sự khác nhau ở phân tử đường (đường C5H10O4 ở ADN, còn đường C5H10O5 ở ARN thông qua hình vẽ)

- GV vẽ sơ đồ minh họa liên kết giữa các ribônu.

Hoạt động 2:

- GV treo tranh về cấu tạo của các ARN - HS đọc SGK mục 2, xem hình 11.2; 11.3 kết hợp với thảo luận nhóm.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 10 NANG CAO (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w