- HS đọc kết luận SGK
5.2. Hướng dẫn học tập
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tự nghiên cứu bài mới: Đọc, nghiên cứu, trả lời các câu hỏi lệnh và bài tập trong SGK.
VI. Rút kinh nghiệm
……… ……… ……….
Ngày soạn : / / Ngày dạy: / /
Tiết 24: HÔ HẤP TẾ BÀO
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm hô hấp tế bào
- Mô tả được các giai đoạn đường phân, chu trình crep. - Hiểu khái quát quá trình chuyển hóa chất hữu cơ qua sơ đồ 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp thông qua việc HS phải phân tích sơ đồ đường phân và chu trình crep
3. Thái độ:
- Thấy rõ tính thống nhất về vật chất và năng lượng của tế bào.
B. Phương pháp giảng dạy:
- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và nghiên cứu - Kết hợp với hoạt động nhóm của học sinh.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Phóng to sơ đồ hình vẽ trong SGK của bài học. - HS: Tự nghiên cứu bài mới.
D. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
4.2. Kiểm tra miệng: Enzim là gì? Nêu cơ chế hoạt động của enzim? 4.3. Tiến trình bài học
1. Đặt vấn đề:
Con người sống cần phải hít thở - là quá trình giúp cơ thể trao đổi CO2 và O2 với môi trường. Hoạt động này liên quan đến mũi, phế quản, phổi " Đây chính là hô hấp ngoài. Trong cơ thể người, tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống. Hoạt động sống của cơ thể là kết quả tổng hợp hoạt động sống của các tế bào. Quá trình hô hấp ngoài chỉ giúp cho cơ thể trao đổi khí quan trọng diễn ra bên trong tế bào. Đó là quá trình hô hấp tế bào.
2.Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, tìm hiểu:
+ Khái niệm hô hấp.
+ Bản chất của quá trình hô hấp.
+ Chất nào bị phân giải và sản phẩm cuối cùng.
- Tại sao không thể sử dụng luôn năng lượng của phân tử Glucôzơ thay vì phải đi vòng qua hoạt đọng sản xuất ATP của ty thể.
Hoạt động 2:
+ Giáo viên treo tranh 23.2
- Đường phân xảy ra ở đâu trong tế bào?
I. Khái niệm hô hấp tế bào:
Là quá trình phân giải chất hữu cơ trong tế bào thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng dưới dạng ATP
*Bản chất là:
+ Là một chuổi các phản ứng ôxy hóa khử sinh học.
+ Phân tử glucôzơ được phân giải từ từ và năng lượng giải phóng được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau.
+ Tốc độ quá trình hô hấp tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được điều khiển nhờ hệ E hô hấp.
* Phương trình tổng quát:
C6H12O + 6 O2 " 6 CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt năng)
II. Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào:
- Quan sát hình 23.2, hãy cho biết đường phân có những giai đoạn nào? Sản phẩm tạo thành qua từng giai đoạn là gì? Kết quả thu được của quá trình đường phân là gì?
+ Giáo viên treo tranh 23.3
- Cho biết chu trình Crep xãy ra ở đâu trong tế bào?
- Sản phẩm đầu tiên của chu trình là gì? Tại sao?
- Quan sát hình 23.3, hãy cho biết chu trình Crep có những giai đoạn nào?
- Kết thúc mỗi vòng chu trình Crep sản phẩm nào được tạo ra?
glucôzơ xãy ra trong tế bào chất. - Gồm các giai đoạn:
+ Hoạt hóa phân tử đường glucôzơ: Glucôzơ kết hợp với 2 ATP thành fructôzơ 1,6 điphotphat
+ Cắt mạch các bon: Fructôzơ 1,6 điphotphat bị cắt thành 2 phân tử 3 các bon. + Sản phẩm tạo thành:
2 axit pyruvic + 2 NADH + 2ATP 2. Chu trình Crep:
- Xãy ra ở chất nền ty thể
2 Axit piruvic "2 axêtyl côenzim A + 2 CO2 + 2 NADH
Axêtyl côenzim A " chu trình crep:
+ Từ axêtyl – CoA kết hợp với ôxalôaxêtic tạo axit xitric (6 C)
+ Từ axit xitric (6 C) qua phản ứng, loại được 1 CO2 và tạo 1 NADH cùng với axit xêtôglutaric.
+Từ axit xêtôglutaric (5 C) loại 1 CO2và tạo 1 NADH cùng với axit (4C)
+ từ axit 4C qua phản ứng tạo 1 ATB, qua phản ứng tạo 1 FADH2
+ Cuối cùng qua 2 phản ứng để tạo 1 NADH và giải phóng ôxalôaxêtic.
- Kết quả 2 phân tử axêtyl – CoA sẽ bị ôxy hóa hoàn toàn tạo ra 4CO2 + 2ATP +2FADH2 + 6NADH
IV. Củng cố:
- Lập bảng phân biệt đường phân và chu trình Crep về vị trí, nguyên liệu, sản phẩm, năng lượng.
5.2. Hướng dẫn học tập
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tự nghiên cứu bài mới: Đọc, nghiên cứu, trả lời các câu hỏi lệnh và bài tập trong SGK.
VI. Rút kinh nghiệm
……… ……… ……… ……… ……
Ngày soạn: / / Ngày dạy: / /
Tiết 25: HÔ HẤP TẾ BÀO (tiếp theo) A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được giai đoạn chuổi truyền electron hô hấp. - Trình bày được quá trình phân giải các chất đại phân tử.
- Phân tích được mối liên hệ giữa đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp.
- Phân tích được mối quan hệ qua lại giữa các quá trình phân giải vật chất. 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. 3. Thái độ:
- Giải thích cơ sở khoa học của các hiện tượng trong cuộc sống.
B. Phương pháp giảng dạy:
- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và nghiên cứu - Kết hợp với hoạt động nhóm của học sinh.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Phóng to sơ đồ hình vẽ trong SGK của bài học. - HS: Tự nghiên cứu bài mới.
D. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh 4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Tiến trình bài học 1. Đặt vấn đề:
- Các giai đoạn của hô hấp nội bào có mối liên quan gì với nhau? 2.Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK và cho biết, chuỗi truyền electron hô hấp xãy ra ở đâu trong tế bào?
- GV mô tả và giải thích sơ đồ về chuỗi hô hấp, về năng lượng được tạo ra.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 24.2 SGK, yêu cầu HS giải thích mối liên quan giữa đường phân, chu trình Crep và chuỗi hô hấp?
+ Vị trí xãy ra các quá trình đó trong tế bào?
+ Điều gì xãy ra nếu như trong tế bào không có ôxy?
HS: Không có ôxy thì không xãy ra phản ứng H+ với O2 để tạo thành H2O, do đó các phản ứng của chu trình Crep không xảy ra. GV: Từ axit pyruvic sẽ lên men tạo các sản phẩm khác và giải phóng rất ít năng
3. Chuỗi truyền electron hô hấp.
- Xãy ra trên màng trong của ti thể - Electron được truyền từ NADH và FADH2 tới ôxy qua một chuỗi các phản ứng ôxy hóa khử kế tiếp nhau. Phản ứng cuối cùng ôxy bị khử tạo ra H2O.
Trong hô hấp tế bào, đa phần năng lượng của glucôzơ đi theo con đường:
Glucôzơ "NADH, FADH2 " chuỗi truyền electron hô hấp " ATP
4. Sơ đồ tổng quát: ( SGK )