IV. Phân bào ở tế bào nhân thực: Nguyên phân và giảm
phân.
- Nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhiểm, nghĩa là từ một tế bào mẹ qua nguyên phân cho 2 tế bào con đều có bộ nhiểm sắc thể như ở tế bào mẹ. - Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiểm, nghĩa
là các tế bào con được tạo thành qua giảm phân đều mang bộ NST với số lượng đã giảm đi một nữa so với ở tế bào mẹ.
IV. Củng cố:
- Phần ghi nhớ của bài học.
5.2. Hướng dẫn học tập
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tự nghiên cứu bài mới: Đọc, nghiên cứu, trả lời các câu hỏi lệnh và bài tập trong SGK. VI. Rút kinh nghiệm
... ... ... ... ... ...
Ngày / / 2006
Tiết 30: NGUYÊN PHÂN A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những diễn biến cơ bản qua các kỳ của nguyên phân và thấy được sự phân chia té bào chất của tế bào thực vật và động vật.
- Nêu được ý nghĩa sinh học và thực tiễn của nguyên phân. 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin. 3. Thái độ:
- Tạo khả năng vận dụng kiến thức về nguyên phân vào thực tiễn sản suất và đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt.
B. Phương pháp giảng dạy:
- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và nghiên cứu - Kết hợp với hoạt động nhóm của học sinh.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Phóng to sơ đồ hình vẽ trong SGK của bài học. - HS: Tự nghiên cứu bài mới.
D. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh 4.2. Kiểm tra miệng:
- Nêu khái niệm về chu kỳ tế bào và những diễn biến cơ bản ở các pha của kỳ trung gian? - Trình bày diễn biến của sự phân bào ở tế bào nhân sơ. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa
phân bào ở sinh vật nhân sơ và nhân thực? 4.3. Tiến trình bài học
1.Đặt vấn đề:
Từ một tế bào hợp tử ban đầu, làm thế nào để phát triển thành 1 cơ thể hoàn chỉnh như chúng ta với nhiều tỷ tế bào đều có bộ NST giống như hợp tử? Đó là điều kỳ bí, ta sẽ tìm hiểu thông qua bài học này.
2. Triển khai bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV yêu cầu HS quan sát và phân tích hình 29.1 SGK rồi nêu diễn biến của các kỳ trong nguyên phân?
+ HS cần nhận thức được các sự kiện diễn ra có tính chu kỳ như: Khi bước vào kỳ đầu màng nhân tiêu biến dần, đồng thời thoi phân bào dần dần được hình thành; đến kỳ cuối, màng nhân được tái hiện và thoi phân bào lại tiêu biến.
- NST được thấy rõ nhất ở kỳ giữa, vì sao?
- Hiện tượng co xoắn của
I.Quá trình nguyên phân:
1. Sự phân chia nhân:
Các kỳ Những diễn biến ở các kỳ trong nguyên phân Kỳ đầu Trung tử, sao ở 2 cực tế bào và bộ thoi vô sắc được hình thành, các NST kép đính vào các sợi tơ vô sắc.
Kỳ giữa Màng nhân tiêu biến, các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, có hình thái đặc trưng rõ ràng nhất.
Kỳ sau Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn, chuyển động về 2 cực của tế bào do sự co rút của sợi tơ vô sắc.
Kỳ cuối Thoi phân bào biến mất, màng nhân lại xuất hiện, chứa bộ NST với số lượng và hình dạng như ở tế bào mẹ, sự phân chia tế bào chất diễn ra và khi kết thúc tạo ra 2 tế bào con giống hệt tế bào mẹ (mang bộ NST như ở tế bào mẹ)
NST có ý nghĩa gì? - GV yêu cầu HS quan sát và phân tích hình 29.1 và hình 29.2 SGK rồi trả lời lệnh trong SGK: a. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kỳ cuối, bởi vì sự phân chia này có thể bắt đầu diễn ra ở cuối kỳ sau nhưng chưa thật rõ rệt.
b. Điểm khác nhau trong sự phân chia tế bào chất ở thực vật và động vật? - HS đọc mục II trong SGK và nêu ý nghĩa của nguyên phân?
Tế bào động vật Tế bào thực vật
Có sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo (giữa 2 nhân) của tế bào, bắt đầu co thắt từ ngoài (màng sinh chất) vào trung tâm. Có sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (thành tế bào). Thành tế bào bằng xenlulôzơ, làm cho tế bào không vận động được.