Thực hiện chính sách đối ngoại và giải quyết các vấn đề quốc tế mềm dẻo, linh hoạt

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 151)

mềm dẻo, linh hoạt

Trong bối cảnh tác động của cuộc Chiến tranh lạnh, sự đối đầu giữa các nước lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quốc gia, khu vực. Cùng với những yêu cầu phát triển ở Ấn Độ sau ngày độc lập, đứng trước tình hình thế giới phân chia thành hai hệ thống kinh tế, chính trị đối lập nhau, với tư cách là một nước lớn ở Nam Á, Ấn Độ không muốn rơi vào quỹ đạo của hai hệ thống này. Do đó, ngay từ đầu, Ấn Độ chủ trương đứng giữa hai hệ thống với đường lối trung lập, không liên kết. Điều này không có nghĩa Ấn Độ thực hiện chính sách cô lập mà ngược lại, uy tín và vai trò của quốc gia này ngày càng cao trên trường quốc tế.

Kinh nghiệm cho thấy, trong mối quan hệ quốc tế phức tạp của Chiến tranh lạnh, là nước đi đầu trong thế giới thứ ba, lựa chọn con đường trung lập, nhưng không vì thế Ấn Độ từ bỏ mối quan hệ với hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Ngược lại, khi thiết lập quan hệ với hai nước lớn, trong chính sách đối ngoại, Ấn Độ thể hiện rõ tính linh hoạt, mềm dẻo. Bằng chứng là, sau khi độc lập, Ấn Độ đã thiết lập quan hệ với Liên Xô và Mỹ. Tuy nhiên, trải qua những biến động tình hình quốc tế, Ấn Độ dần nhận rõ lập trường và quan điểm của các bên, từ đó chủ độngnghiêng hơn về phía Liên Xô. Trên cơ sở tương đồng về đường lối đối ngoại, cùng giương cao ngọn cờ chung sống hòa bình,đoàn kết quốc tế, chống chủ nghĩa thực dân, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình thế giới, Ấn Độ cùng với Liên Xô có cơ sở để nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quốc tế

tương đối giống nhau trong giai đoạn nhạy cảm này. Đây cũng là điểm khác biệt căn bản nhất giữa mối quan hệ Ấn Độ- Liên Xô vàẤn Độ - Mỹ. Trong khi đó, do sự khác biệt về quan điểm và bản chất, Ấn Độ không tán thành các hành động chạy đua vũ trang, phản đối thiết lập khối quân sự, thậm chí là bỏ phiếu chống lại những nghị quyết tiêu cực trong Liên hợp quốc do Mỹ đề nghị. Đây là hành động khẳng định sự trung thành với chính sách đối ngoại không liên kết của Ấn Độ trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh.

Bên cạnh đó, bước vào kỷ nguyên mới của nền Cộng hòa, mặc dù phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp do lịch sử để lại, song với vị thế của một nước lớn, Ấn Độ không tách mình ra khỏi những biến động của Trật tự thế giới hai cực mà đóng góp tích cực trong việc điều hòa mâu thuẫn, đảm bảo nền hòa bình cho thế giới. Với vai trò trung gian hòa giải, sự hiện diện tạicác hội nghị quốc tế quan trọng cũng như thái độ, quan điểm và phương thức hành động của Ấn Độ đối với một số vấn đề quốc tế (vấn đề Triều Tiên, vấn đề Đông Dương, quốc hữu hóa kênh đào Suez, Liên Xô đưa quân vào Hungari, nội chiến tại Congo) trong thời kỳ đối đầu Đông- Tây căng thẳng đã tácđộng tích cực vào các vấn đề quốc tế, khẳng định uy tín trong các nước thuộc thế giới thứ ba, và trong Liên hợp quốc.

Như vậy, việc thực hiện chính sách đối ngoại và giải quyết các vấn đề quốc tế phù hợp với yêu cầu trong nước và xu thế của thế giới vừa góp phần nâng cao uy tín của Ấn Độ trên trường quốc tế, vừa tạo điều kiện cho Ấn Độ củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc. Đây là bài học kinh nghiệm quan trọng cho các nước đang phát triển trong quá trìnhđấu tranh củng cố độc lập dân tộc.

Tiểu kết chương 4

Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc Ấn Độ qua hơn một thập kỷ nền của Cộng hòa (1950 - 1964) đãđể lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nước này. Từ đặc thù của quốc gia - dân tộc, trong bối cảnh Trật tự hai cực và thời kỳ Chiến tranh lạnh, Chính phủ Ấn Độ về cơ bản đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, đưa tới sự ổn định về chính trị xã hội. Những chính sách đó

đáp ứng được cả yêu cầu trước mắt và lâu dài, tạo cơ sở phát triển bền vững quốc gia Ấn Độ về sau. Thành công bước đầu này góp phần tạo dựng nên uy tín của chính phủ đối với người dân trong nước và nâng cao vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, những tồn tại từ sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc trong giai đoạn (1950- 1964) như: vấn đề dân tộc và ngôn ngữ, vấn đề Kashmir hay hệ quả từ cuộc chiến với Trung Quốc năm 1962 vốn là những vấn đề nhạy cảm, vừa mang tính lịch sử, vừa chịu sự chi phối của Trật tự thế giới thời kỳ Chiến tranh lạnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của Ấn Độ trong thế giới thứ ba mà để lại những hậu quả nhất định trong các cuộc chiến tranh, xung đột biên giới với các quốc gia láng giềng Trung Quốc, Pakistan. Mặt khác, trong sự nghiệp này nổi lên những đặc điểm về tư duy trong chính sách đối ngoại “hòa bình, trung lập, không liên kết” mà Ấn Độ khởi xướng, đảm bảo cho một nền độc lập vững chắc và trở thành xu hướng phát triển độc đáo trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, cũng như vai trò kiến thiết của “kiến trúc sư” J. Nehru. Quan trọng hơn, từ chính nguyên liệu ban đầu này đã tạo nền tảng quan trọng cho bước phát triển nhảy vọt của Ấn Độ trong các giai đoạn tiếp theo.

Với những thành tựu và hạn chế trên, các nước đang phát triển có thể tìm thấy ở Ấn Độ những kinh nghiệm cần thiết cho sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của quốc gia, dân tộc mình như xây dựng chiến lược phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, có kế hoạch, thực hiện chính sách đối ngoại và giải quyết các vấn đề quốc tế mềm dẻo, linh hoạt. Quan trọng hơn, phải giữ vững ổn định chính trị- xã hội, từng bước thực hiện dân chủ mới là tiền đề cần thiết của quá trình phát triển quốc gia.

KẾT LUẬN

Từ sự nghiệp đấu tranh củng cố nền độc lập, phát triển đất nước của Cộng hòaẤn Độ trong giai đoạn 1950- 1964, luận án có thể rút ra một sốkết luận sau:

Thứ nhất, là một đất nước rộng lớn khu vực Nam Á, với nhiều nét đặc thù riêng biệt về dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, đẳng cấp và giai cấp, có truyền thống văn minh lâu đời; nên ngay từ khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, trải qua thời gian từ tự trị đến Cộng hòa,Ấn Độ đã lựa chọn cho mình một con đường đấu tranh riêng để củng cố và bảo vệ độc lập của dân tộc. Trước vòng xoáy của Chiến tranh lạnh, những người sáng lập ra nước Cộng hòaẤn Độ đặt nhiệm vụ xây dựng đất nước thành một quốc gia độc lập, hùng mạnh và thịnh vượng trên cơ sở tự lực tự cường. Và cho dù đi theo xu hướng nào đi nữa, giai đoạn 1950- 1964,Ấn Độ cũng đã thành công trong việc thành lập nhà nước Cộng hòa, đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước. Những thành tựu to lớn về các mặt trong sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc hơn một thập kỷ đầu nền Cộng hòa chứng tỏ sự đúng đắn của đường lối xây dựng đất nước nói chung và phát triển kinh tế nói riêng của Chính phủ Ấn Độ mà J. Nehru là kiến trúc sư. Đó là đường lối độc lập tự chủ, là đường lối phù hợp với tình hình của Ấn Độ và xu thế của thời đại.

Thứ hai,sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòaẤn Độ trong 1950 - 1964 chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố khách quan quan trọng: bối cảnh quốc tế và khu vựcvới sự căng thẳng của Trật tự hai cực và Chiến tranh lạnh, sự tương tác qua lại trong quan hệ với các nước láng giềng… Tuy nhiên, nhìn toàn bộ tiến trình của sự nghiệp này, trên cơ sở những thành công và hạn chế trong thời gian đấu tranh từ tự trị đến Cộng hòa (1947 - 1950), Chính phủ của Thủ tướng J. Nehru đã thực hiện một sự điều chỉnh phù hợp trong các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội,ngoại giao, quốc phòng - an ninh nhằm đưa Ấn Độ phát triển mạnh mẽ ở một giai đoạn lịch sử mới. Trên thực tế, trong giai đoạn 1950- 1964,Ấn Độ đãđạt được những thành tựu quan trọng.Về đối nội, là sự ổn định tương đối của tình hình chính trị- xã hội, tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, một chính sách song ngữ Hindi - Anh cũng như hội nhập các bộ lạc trong nền văn hóa dân tộc là cơ sở cho tính “thống nhất trong đa dạng”,một nền quốc phòng và an ninh vững mạnh làm cơ sở để củng cố nền độc lập dân tộc trước mối đe dọa

từ bên ngoài.Về đối ngoại,Ấn Độ đã tạo dựng hìnhảnh, nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của mình trong thế giới thứ ba, quan hệ với các siêu cường và trong việc xử lý các vấn đề quốc tế, khu vực phức tạp thời kỳ Chiến tranh lạnh phù hợp với xu thế của thời đại. Có thể khẳng định rằng, đây chính làgiai đoạn định hướng, tìm tòi và đặt nền tảng ban đầu cho sự phát triển vượt bậc của Cộng hòa Ấn Độ sau này.

Thứ ba,trong bối cảnh thế giới phân cực một cách rõ nét, việc lựa chọn con đường thứ ba - con đường không liên kết và kiên định con đường này để vừa đảm bảo lợi ích dân tộc, vừa phù hợp với bối cảnh quốc tế là sự lựa chọn rất thành công của Ấn Độ. Trong sự lựa chọn ấy, tuyệt nhiênẤn Độ không“nghiêng” hẳn về cực nào (mặc dù trong việc xử lý các vấn đề quốc tế cũng như quan hệ với Liên Xô, ít nhiều chúng ta dễ dàng nhận thấy Ấn Độ đã hơi “nghiêng” về Liên Xô), mà khéo léo vận dụng “chính sách ngoại giao mềm”, tranh thủ nguồn lực từ hai cực này, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Đây không chỉ là cống hiến lớn lao của Ấn Độ cho hệ tư tưởng mới thời kỳ Chiến tranh lạnh mà còn khẳng định nguyên tắc cơ bản trong đường lối đối ngoại của các nước đang phát triển hiện nay.

Thứ tư,giai đoạn 1950- 1964 gắn bó trọn vẹn với sự nghiệp lãnhđạo đất nước của Thủ tướng J. Nehru và Đảng Quốc đại. Đối với J. Nehru, độc lập quốc gia không chỉ là độc lập về chính trị mà chính nhà “kiến trúc sư” này còn cam kết thực hiện những thay đổi và phát triển một cách mạnh mẽ. Không chỉ khai sinh ra nước Cộng hòa Ấn Độ độc lập, J. Nehru đồng thời là người đề ra chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đường lối này dựa trên nguyên tắc rộng rãi: một nền kinh tế đa thành phần và dân chủ về chính trị, nhằm đạt mục tiêu cơ bản là phát triển kinh tế trên cơ sở nguồn dự trữ tài nguyên của bản thân thông qua công nghiệp hóa trên một phạm vi rộng lớn và bìnhđẳng, công bằng xã hội và dân chủ hóa quyền lực chính trị. Đường lối đó đã dẫn tới những thành công nhất định trên con đường bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc trong hơn một thập niên đầu của nền Cộng hòa.

Thứ năm,từ những thành công và hạn chế trong sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòaẤn Độ giai đoạn 1950- 1964 đãđặt ra những yêu cầu cụ thể và thiết thực cho đất nước nàyở giai đoạn tiếp theo. Trên thực tế, những nhà lãnh đạo Ấn Độ đã có sự kế thừa và phát triển nền tảng được tạo dựng, phù hợp với đặc thù quốc gia và xu thế thời đại. Có thể thấy rằng, sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc vẫn là nhiệm vụ không ngừng của Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 151)