Độc lập dân tộc luôn bao hàm hai nội dung cơ bản, gắn bó chặt chẽvới nhau, đó là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình vàđộc lập trong quan hệ quốc tế. Đối với các quốc gia, dân tộc, vấn đề bức thiết đặt ra sau độc lập là phải củng cố trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao… Điều này có thành công hay không còn tùy thuộc vào chính sách phát triển quốc gia và chính quyền nước đó hoạch định nên. Hơn nữa, khi đã củng cố được độc lập dân tộc, những nhà lãnhđạo của quốc gia không nên coi đó là quá trìnhđã hoàn tất, mà nênxem đây là nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước, có điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi trong nước và xu thế chung của thời đại.
Với Ấn Độ, sau khi giành quyền tự trị và từng bước đấu tranh để xác lập nền Cộng hòa, vấn đề củng cố độc lập dân tộc được đặt racấp thiết. Trên thực tế,chính quyền của Thủ tướng J. Nehru phải đối phó với những thách thức đe dọa trực tiếp tới nền độc lập còn non trẻ, đặc biệt, vấn đề toàn vẹn lãnh thổ chưa được giải quyết dứt điểm. Đứng trước xu thế chung của thời đại, thông qua cách thức hoạch định đường lối phát triển đất nước trên các lĩnh vực khác nhau, kế thừa quá trình xây dựng nền tảng ban đầu trong thời kỳ tự trị 1947- 1950, trong giai đoạn 1950- 1964,
“kỷ nguyên J. Nehru”,Ấn Độ đã giải quyết cụ thể yêu cầu đặt ra của quốc gia dân tộc, từng bước tạo sự ổn định, củng cố độc lập thành công.