Sự kiện Liên Xô đưa quân vào Hungar

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 102)

Việc đưa quân của Xô Viết vào Hungari tháng 10/1956 nhằm tiêu diệt lực lượng phiến loạn đang có ý định kéo Hungari ra khỏi khối Liên Xô đã bị lên án bởi Liên hợp quốc. Mỹ, Anh và các nước Tây Âu xem đó là cuộc chiến tranh xâm lược, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ và quyền dân chủ của Hungari. Các nước phương Tây kêu gọi các quốc gia trung lập, đặc biệt là Ấn Độ, tỏ thái độ ủng hộ phong trào tự do của Hungari và chống lại Liên Xô. Trước yêu cầu của các nước không liên kết, Ấn Độ đưa ra giải pháp trung gian, đề nghị Chính phủ Hungari cho phép bổ nhiệm quan sát viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc vào lãnh thổ Hungari để quan sát quyền tự do và gửi báo cáo về Tổng thư ký. Đáp lại điều này, Liên Xô tuyên bố sẽ cân nhắc đề nghị của Ấn Độ.

Tuy nhiên, tình hình Hungari trở nên phức tạp hơn khi Chính phủ I. Nagy tuyên bố giải tán chính phủ, giải tán Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Hungari, thành lập Chính phủ Liên hiệp, cam kết tiến hành bầu cử tự do, yêu cầu quân đội Liên Xô rút khỏi Hungari và tuyên bố rút khỏi khối Hiệp ước Warsaw, kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài [12, tr.52]. Với những hành động này buộc Liên Xô phải huy động quân đội trấn áp, lật đổ Chính phủ I. Nagy, dựng lên chính phủ mới do J. Kadar đứng đầu. Trước những diễn biến phức tạp ấy, J. Nehru không tuyên bố chính thức trên các diễn đàn quốc tế lên án Liên Xô mà chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân rằng: “Có thể có một số luật gia cho rằng theo đúng điều khoản của Hiệp ước Warsaw, quân đội Liên Xô có thể có mặt ở các nước đó, nhưng đó chỉ là một việc nhỏ. Một sự thật như những biến cố đã chứng tỏ, là quân đội Liên Xô đã được sử dụng để chống lại nguyện vọng của nhân dân Hungari. Điều đó rất rõ ràng” [37, tr.42].

Ngày 4/12/1956, phát biểu trước Hạ viện Ấn Độ, J. Nehru cho rằng việc Liên Xô đưa quân vào Hungari có mối liên hệ với việc Anh, Pháp xâm lược Ai Cập. Sự xâm lược Ai Cập:

Xuất hiện như là điềm báo trước về một cuộc chiến tranh mới khiến Liên Xô không thể cho phép hỗn loạn xảy ra ở Hungari. Liên Xô đã rất khó khăn khi đưa ra sự lựa chọn, nếu phớt lờ tình trạng ở Hungari, các nước khác cũng sẽ thử tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Warsaw. Sự tan rã của Hiệp ước Warsaw là tai họa cho thế giới cộng sản[12, tr.52].

Như vậy, mặc dù vấn đề Hungari diễn ra trong không gian chiến lược của Liên Xô, phản ứng của cộng đồng quốc tế dường như không hiệu quả, nhất là khi Liên Xô sử dụng hiệu lực của Hiệp ước Warsaw, đã làm cho tháiđộ Ấn Độ với vai trò là nước trung gian lúc này thực sự là không dễ dàng. Một mặt, Ấn Độ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập của mình, mặt khác quan hệ Ấn Độ - Liên Xô sau năm 1955 phát triển khá tốt đẹp, Ấn Độ không muốn làm phương hại tới mối quan hệ này. Do vậy, Ấn Độ với vấn đề Hungari lại khá nhẹ nhàng và thận trọng, thậm chí là không tỏ thái độ rõ ràng trước việc Liên Xô can thiệp vào công việc nội bộ ở nước này. Điều đó lý giải rõ ràng hơn về chính sách trung lập, hòa bình của Ấn Độ trong bối cảnh của Chiến tranhlạnh.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 102)