Trên lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 44)

Ngay sau khi giành được quyền tự trị, tại kỳ họp của Quốc hội lập pháp ngày 10/3/1948, J. Nehru đã khẳng định: “Ấn Độ sẽ là nước Cộng hòa độc lập, có chủ quyền để xứng đáng với lời thề “Purna Swaraj” (độc lập hoàn toàn) vang lên tại Lahore năm 1929 mà cả dân tộc nhắc đến” [36, tr.40]. Nét đặc trưng trong lịch sử Ấn Độ giai đoạn này là: quá trìnhđấu tranh thực hiện quy chế tự trị xen lẫn với cuộc đấu tranh giành độc lập. Đó là quá trìnhđấu tranh không khoan nhượng trên mặt trận chính trị của chính phủ và nhân dân Ấn Độ đối với thực dân Anh và các thế lực đối lập vì một nước Ấn Độ độc lập, thống nhất, dân chủ trên một số lĩnh vực cơ bản: quá trình Ấn Độ hóa chính quyền; xây dựng Hiến pháp và thể chế chính trị Ấn Độ.

*Trước hết là quá trình Ấn Độ hóa chính quyền. Quy chế tự trị sau kế hoạch Mountbatten là bước ngoặt lịch sử, mở ra thời kỳ có tính chất quá độ để quốc gia Ấn Độ tự trị tạo “nguyên liệu” cho nền độc lập. Trách nhiệm lịch sử đặt ra cho Ấn Độ giai đoạn này là cần phải có một chính phủ, bộ máy chính quyền ổn định và đủ mạnh để lãnh đạo đất nước. Nghĩa là phải “Ấn Độ hóa” bộ máy chính quyền của chính dân tộc Ấn, xóa bỏ những ảnh hưởng của chính quyền thực dân để lại. Đây là điều kiện rất quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là tiền đềtrong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước.

Nhằm xây dựng cơ sở pháp lý cho chế độ mới, Ủy ban lập pháp đã bầu ra Chính phủ Ấn Độ tự trị do J. Nehru làm Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng. Đảng Quốc đại là đảng cầm quyền chiếm 12/14 ghế trong nội các chính phủ. Thành phần chính phủ có đầy đủ đại diện của hai phái trong Đảng Quốc đại. V. Patel- đại diện của cánh hữu - được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ. Mặc dù chính phủ có đại diện của hai nhóm đối lập trong Đảng Quốc đại nhưng nhìn chung hoạt động cơ bản vẫn thiên về xu hướng tiến bộ, nêu cao lợi ích dân tộc trên cơ sở cân bằng giai cấp. Trong vai trò lãnh tụ tiên phong, J. Nehru đã xây dựng Chính phủ Ấn Độ tự trị trở thành cơ quan quyền lực có tính tập trung dân tộc mạnh để thực thi những vấn đề lớn mà quốc gia đặt ra.

Quá trình thay thế các quan chức và viên chức người Anh trong bộ máy hành chính, lực lượng vũ trang Ấn Độ cũng từng bước được thực hiện. Sau ngày

15/8/1947, Phó vương Ấn Độ- Huân tước Mountbatten - bị đổi thành Tổng đốc tự trị, cuối cùng được thay thế bằng một người Ấn là Rajagopalachara. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, chấm dứt tồn tại suốt hàng trăm năm của người Anh trên cương vị cao nhất của quốc gia Ấn Độ. Trong giai đoạn đầu, Bộ Ngoại giao Ấn Độ vẫn còn hơn 1.000 người Anh làm việc. Điều này đã đụng chạm đến tình cảm dân tộc khiến cho áp lực quần chúng ngày càng tăng, lợi dụng tình hình đó, J. Nehru đã từng bước buộc tất cả các quan chức này lần lượt rời khỏi bộ máy chính quyền Ấn Độ. Sự phát triển cao nhất trong quá trình Ấn Độ hóa là việc ban hành Hiến pháp trong đó có điều khoản quy định vị thế của người Anh trong chính quyền Ấn. Hiến pháp nêu rõ:

Người Ấn gốc Anh không được tham gia chính thức vào Hạ viện, Tổng thống có quyền cho họ hai ghế phụ theo quy định của Hạ viện nếu cần thiết. Người đứng đầu chính quyền địa phương có quyền bổ nhiệm các đại biểu Ấn- Anh lên các cơ quan lập pháp bang. Tất cả sự nhân nhượng này sẽ kết thúc sau khi Hiến pháp hoạt động được 10 năm. Sau khi những đòi hỏi của các đẳng cấp, bộ lạc được xem xét thì sẽ có sự giảm dần số lượng người Anh trong ngành đường sắt, hải quan, bưu chính viễn thông [113, tr.103].

Nhìn chung, quá trình Ấn Độ hóa chính quyền đã đạt được những thắng lợi to lớn. Chính quyền Ấn Độ thống nhất của người Ấn với thiết chế chính trị riêng, xây dựng trên cơ sở Hiến pháp dân chủ và tiến bộ… là nền tảng căn bản của quốc gia độc lập, thống nhất có chủ quyền, tạo điều kiện vững chắc cho sự nghiệp củng cố độc lập giai đoạn sau.

* Hiến pháp năm 1950 - cơ sở pháp lý cho việc tạo lập và phát triển nền Cộng hòa dân chủ ở Ấn Độ đương đại

Sau khi giành được quyền tự trị, Ấn Độ vẫn còn phải đối mặt với những vấn đề xã hội phức tạp do lịch sử để lại. Trong bối cảnh đó, yêu cầu xây dựng một Hiến pháp độc lập và tiến bộ - văn bản có tính chất pháp lý cao nhất đề cập đến những vấn đề căn bản nhất của quốc gia- được đặt ra cấp thiết đối với Ấn Độ. Hiến pháp ra đời sẽ đặt nền tảng pháp lý căn bản cho sự phát triển của quốc gia Ấn Độ độc lập. Những vấn đề mà Hiến pháp đề cập tới thật sự thành quả cao nhất của quá trìnhđấu

tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ trong nhiều năm của nhân dân Ấn Độ và đã trở thành cơ sở để Ấn Độ xây dựng nền dân chủ.

Để cho ra đời một Hiến pháp Ấn Độ vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa kế thừa xuất sắc những giá trị của những bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ trên thế giới, trong quá trình soạn thảo Hiến pháp đã trải qua nhiều cuộc tranh luận gay gắt xung quanh các vấn đề: xóa bỏ đẳng cấp, vị trí của người Hindu, cấm rượu, quyền bình đẳng cho phụ nữ,… Tuy nhiên, vấn đề bức thiết nhất có tác động sâu sắc tới tình hình Ấn Độ trong giai đoạn này là: quan hệ với khối Liên hiệp do đế quốc Anh đứng đầu và vấn đề thành lập hệ thống các bang trên cơ sở ngôn ngữ (nguồn gốc dân tộc).

Thứ nhất, vấn đề có nên hay không nên ở lại khối Liên hiệp Anh (Commonwealth)không chỉ có tính chất đối ngoại đơn thuần, mà còn có tác động toàn diện đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ trong giai đoạn này. Đây cũng là mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ. Điều này có nghĩa là hợp pháp hóa quyền độc lập bằng một Hiến pháp chính thức xóa bỏ quy chế tự trị và đồng thời xóa bỏ mọi dính líu về chính trị - quân sự giữa Ấn Độ với thực dân Anh. Mặt khác, việc xác định mức độ quan hệ với thực dân Anh giai đoạn này có vai trò quan trọng trong việc xác định chính sách đối ngoại Ấn Độ trước tình hình thế giới có nhiều biến động và nhạy cảm sau năm 1945. Đứng trước những vấn đề trên,ở Ấn Độ có hai ý kiến trái ngược nhau:

Xu hướng thứ nhất mà đại diện chủ yếu là các nhà tư bản lớn, các chính khách cho rằng: cần phải ở lại khối Liên hiệp Anh.Xu hướng còn lại thì cho rằng: cần dứt khoát cắt đứt quan hệ với khối Liên hiệp Anh, tuyên bố Ấn Độ là nước Cộng hòađộc lập, xứng đáng với lời thề “độc lập hoàn toàn” vang lên tại Đại hội Lahore năm 1929. Trong khi đó, quan điểm của J. Nehru là cần phải giữ mối liên hệ với khối Liên hiệp Anh trên cơ sở đảm bảo được nền độc lập.

Quá trình tranh luận gay gắt với các xu hướng ý kiến trong nội bộ Ấn Độ kéo dài từ kỳ họp của Quốc hội lập pháp ngày 8/3/1948 đến ngày 10/4/1949, khiỦy ban hành động của Đảng Quốc đại ra nghị quyết khẳng định: “Ấn Độ phải là một nước Cộng hòa và trong Hiến pháp của mình không cần nói đến mối quan hệ với Vương quốc Anh”[73, tr.85]. Sau một quá trình đấu tranh với Anh, giải pháp về Ấn Độ

trong khối Liên hiệp Anh đã được khẳng định trong Tuyên ngôn London ngày 27/4/1949:Ấn Độ là nước Cộng hòa có chủ quyền, độc lập về chính trị với Vương quốc Anh, vẫn ở trong khối Liên hiệp và công nhận ngôi vua Anh như là biểu tượng của khối Liên hiệp màẤn Độ là thành viên [55, tr.140].

Thứ hai, vấn đề thành lập các bang trên cơ sở ngôn ngữ (thực chất là cơ sở dân tộc) cũng được tranh luận gay gắt. Tại Đại hội Japua vào tháng 4/1948, Đảng Quốc đại thành lập Ủy ban J.V.P (viết tắt tên của J. Nehru, V. Patel, P. Sitaramain). Ủy ban này khẳng định: không thể thành lập các bang trên cơ sở ngôn ngữ dân tộc và nhấn mạnh:

Yêu cầu đầu tiên và cuối cùng của Ấn Độ thời điểm hiện tại là trở thành một quốc gia độc lập. Mọi thứ hỗ trợ cho sự trưởng thành của chủ nghĩa dân tộc phải tiên phong và mọi thứ gây trở ngại phải bị bác bỏ hoặc thay thế… Chúng tôi đã xem xét các vùng ngôn ngữ và thấy rằng nếu như những nguyên tắc này được thực hiện thì ngay lập tức nó sẽ tạo nên sự suy sụp hoàn toàn cho đất nước[113, tr.143].

Như vậy, việc thành lập các bang ngôn ngữ bị loại bỏ do những lo ngại bất ổn, chia rẽ, bè phái làm suy yếu sự thống nhất dân tộc vừa đạt được. Đây là chủ trương đúng đắn của Chính phủ Ấn Độ, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn tồn tại dai dẳng nhiều năm sau khi giành độc lập.

Sau một quá trình soạn thảo với nhiều cuộc tranh luận gay gắt, ngày 26/11/1949, Quốc hội lập pháp đã thông qua và phê duyệt bản Hiến pháp mới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/1/1950. Dưới ảnh hưởng to lớn của tư tưởng M. Gandhi, được sự chỉ đạo sáng suốt và kịp thời của J. Nehru, Hiến pháp Ấn Độ thật sự là một Hiến pháp tự do, bình đẳng và tiến bộ, nhấn mạnh các quyền căn bản nhất của con người và nghĩa vụ của họ đối với nhà nước. Hiến pháp dài 225 trang, gồm 22 phần, 395 điều khoản và 8 mục. Trong đó 12 trang đề cập đến các quyền cơ bản, 6 trang đề cập đến các điều khoản liên quan đến giai cấp và đẳng cấp, 3 trang đề cập đến các nguyên tắc chính của chính sách nhà nước, các phần còn lại đề cập đến các quyền tư pháp, lập pháp, hành pháp, quan hệ giữa chính quyền trung ương và các bang, tài chính, thương mại, bầu cử và ngôn ngữ. Hiến pháp cũng thông qua Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy và khẳng định lại những quyền căn bản của quốc gia Ấn Độ.

Trong lời mở đầu, Hiến pháp tuyên bố Ấn Độ là một quốc gia Liên bang Cộng hòađộc lập, có chủ quyền. Hiến pháp đãđưa ra một tập hợp các quy tắc phù hợp với những luật lệ bình thường của một đất nước còn mang nặng những tàn dư của lịch sử và chế độ thực dân. Nó cũng đưa ra một sự thống nhất cho hình thức dân chủ của Quốc hội và chính phủ. Lần đầu tiên, Hiến pháp này bao gồm một hệ thống về các quyền cơ bản và những nguyên tắc chỉ dẫn để thực hiện có hiệu quả các quyền đó. Về các quyền cơ bản của côngdân, Hiến pháp khẳng định:

Chúng tôi, nhân dân Ấn Độ quyết tâm xây dựng Ấn Độ thành một nước Cộng hòa dân chủ có chủ quyền và bảo đảm trước các công dân Ấn Độ: 1. Quyền bìnhđẳng về xã hội, kinh tế, chính trị.

2. Quyền tự do suy nghĩ, biểu lộ, tín ngưỡng, đức tin và thờ cúng. 3. Quyền bìnhđẳng về địa vị và cơ hội.

4. Sự bác ái, đảm bảo tôn trọng cá nhân, 5. Sự thống nhất dân tộc [88, tr.22].

Hiến pháp cũng chỉ rõ, mọi người thuộc bất kỳ tín ngưỡng, chủng tộc, đẳng cấp, giới tính hay nơi sinh cũng đều bình đẳng trước pháp luật. Các quyền căn bản khác bao gồm 7 quyền tự do: tự do ngôn luận và biểu lộ, tự do hội họp không vũ trang, tự do thành lập hiệp hội, tự do di chuyển khắp đất nước, sống ở bất kỳ vùng nào của đất nước, quyền sở hữu tài sản và quyền có việc làm. Các quyền này được kết hợp chặt chẽ với nhau tại các điều từ 12 đến 35 của Hiến pháp, chủ yếu để bảo vệ cho cá nhân và các dân tộc thiểu số trước những hành động chuyên quyền của nhà nước. Ngoài ra còn một số chế định xử phạt vi phạm quyền con người. Hiến pháp bảo đảm cho các dân tộc thiểu số có quyền giữ ngôn ngữ, văn bản, văn hóa, trường học riêng…

Thiết chế nhà nước Ấn Độ tổ chức theo hình thức tam quyền phân lập. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội gồm Tổng thống và hai viện: Viện Dân tộc hay Hội đồng các bang (Thượng nghị viện - Rajya sabha) và Viện Nhân dân (Hạ nghị viện - Loksabha). Viện Dân tộc gồm 250 nghị sĩ, trong đó có 12 người do Tổng thống chỉ định thường là những nhân vật nổi tiếng trong các hoạt động triết học, khoa học, nghệ thuật hoặc xã hội, 238 người còn lại do Viện Lập pháp các bang bầu ra. Viện Dân tộc là một cơ quan thường nhiệm với nhiệm kỳ hoạt động 6 năm cứ 2

năm một lần thay 1/3 số nghị sĩ [88, tr.14]. Chủ tịch Viện Dân tộc là Phó Tổng thống Ấn Độ. Viện Nhân dân gồm 545 nghị sĩ, trong đó có 2 người được Tổng thống bổ nhiệm vào ghế phụ đại diện cho cư dân Ấn Độ gốc Anh. Còn lại số nghị sĩ tính theo số dân từng bang và được công dân bầu trực tiếp và bỏ phiếu theo nhiệm kỳ 5 năm. Công dân phải trên 30 tuổi đối với Viện Dân tộc và 25 tuổi đối với Viện Nhân dân mới được vào danh sách bầu cử. Tổng thống có quyền triển hạn hoặc giải tán Viện Nhân dân [88, tr.15]. Quốc hội được quyền thảo luận những vấn đề chung, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật.

Theo Hiến pháp, Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và là Tổng tư lệnh quân đội. Tổng thống được bầu bởi đại cử tri của hai viện và các viện lập pháp bang, nhiệm kỳ 6 năm và có quyền tái cử. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng nhưng phải được sự ủng hộ của đa số nghị viện của Viện Nhân dân. Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các Bộ trưởng. Nhìn chung, Tổng thống không trực tiếp nắm quyền hành pháp mà tập trung cho chính phủ, do vậy, Tổng thống thường có vai trò mờ nhạt đối với lịch sử Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ, đứng đầu là Thủ tướng và các Bộ trưởng do Tổng thống chỉ định nhưng chịu trách nhiệm trước Viện Nhân dân. Thủ tướng Ấn Độ có vai trò rất lớn, là người đề ra và điều hành trực tiếp mọi vấn đề quan trọng của quốc gia. Điều 74 của Hiến pháp quy định chính phủ làm việc theo trách nhiệm tập thể.

Quyền tư pháp tập trung vào Tòa án tối cao. Tòa án tối cao gồm 7 thẩm phán do Tổng thống chỉ định và Quốc hội thông qua. Đây là cơ quan cao nhất lãnh đạo chung hệ thống hành pháp ở tất cả các bang, theo bộ luật dân sự và hình sự thống nhất.

Hệ thống tổ chức các bang cơ bản giống như chính quyền trung ương, có Quốc hội lập pháp, một số bang có 2 viện. Đứng đầu bang là Thống đốc do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm, chính phủ bang do Thủ hiến đứng đầu chịu trách nhiệm trước Quốc hội lập pháp bang. Nhìn chung, hệ thống tổ chức bang cơ bản là thống nhất, tuy nhiên tùy theo đặc trưng từng bang mà có những quy định cụ thể chặt chẽ, phức tạp hơn.

Mặc dù quyền bầu cử cho những công dân trưởng thành đã được đề cập từ thập niên 1920 trong Quốc hội, nhưng nó hầu như không có khả năng thực hiện bởi

những rào cản của chính quyền thực dân Anh. Đến khi Hiến pháp được thông qua,

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)