Với Bhutan

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 110)

Với mong muốn duy trì một vị trí đặc biệt quan trọng trong vương quốc chiến lược, cũng như không muốn Bhutan bị hút vào vòng xoáy của cuộc Chiến tranh lạnh, New Delhi đã thực hiện sự thõa hiệp trong một hiệp ước hữu nghị được ký kết tại Darjeeling (Tây Bengal) vào ngày 8/8/1949. Theo quy định của hiệp ước:

Ấn Độ sẽ đảm bảo quyền tự chủ nội bộ của Bhutan và tăng trợ cấp hàng năm lên 500.000 rupee. Đổi lại chính phủ Ấn Độ được quyền tham vấn về các vấn đề có liên quan đến quan hệ đối ngoại của Bhutan và đặc quyền giám sát việc nhập khẩu vào Bhutan những vật liệu quân sự (quân nhu), hoặc các vật liệu dự trữ có tăng cường sức mạnh và phúc lợi của Bhutan. Ấn Độ cũng đồng ý trả lại cho Bhutan 32 dặm vuông lãnh thổ vùng Dewangiri (bang Assam) [101, tr.53-54].

Nội dung của các điều khoản này đãđược chấp thuận bởi Quốc hội vào ngày 8/8/1951.

Sau khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng, Bhutan đã đóng cửa biên giới phía bắc và phát triển mạnh mẽ quan hệ song phương với Ấn Độ. Tuy nhiên, Bhutan vẫn tiếp tục kiểm soát các hoạt động xâm nhập từ bên ngoài, bao gồm cả người Ấn Độ. Cơ quan đại diện chính thức của Ấn Độ tại Bhutan vẫn tiếp tục đặt tại Gangtok (thủ phủ của Sikkim). Chính sự cô lập của vương quốc là một trong những nguyên nhân gây ra mối lo ngại ngày càng tăng đối với New Delhi trong bối cảnh các hoạt động quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc ở Tây Tạng và sự xuất hiện những tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền Trung Quốc đối với một phần lãnh thổ Bhutan. Có thể nhận thấy, Chính phủ Ấn Độ có lý do để cần thiết phải thắt chặt quan hệ hơn nữa với Bhutan.

Tháng 9/1958, J. Nehru đã thực hiện một cuộc hành trình kéo dài 5 ngàyđến Bhutan. Một năm sau, tháng 9/1959, Thủ tướng Bhutan Jigme Dorji Palden đến

thăm Ấn Độ nhằm tìm kiếm viện trợ về kinh tế. Tại cuộc họp báo ở New Delhi vào ngày 15/9/1959, ông nhấn mạnh đến tình hữu nghị thân thiết Ấn Độ - Bhutan và tuyên bố rằng: chính phủ của ông không yêu cầu hỗ trợ từ bất kỳ nước nào khác ngoài Ấn Độ.Hai ngày sau chuyến thăm, một thông cáo được đưa ra tại New Delhi với nội dung: Ấn Độ đã nhất trí tăng cường viện trợ hằng năm cho Bhutan từ 500.000 rupee đến 1.200.000 rupee và sẽ chịu khoảng 150 triệu rupee chi phí cho các công trình xây dựng đường giao thông liên kết giữa hai quốc gia.

Tháng 1/1961, quốc vương của Bhutan Jigme Dorji Wangchuck thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên tới Ấn Độ kể từ năm 1954. Phát biểu với báo chí tại Calcutta vào ngày 30/1, ông tuyên bố rằng, vào thời điểm đó, Bhutan không đề xuất tìm kiếm viện trợ từ các nguồn khác và cũng không nhận đề nghị được viện trợ từ bất kỳ quốc gia nào, ngoại trừ Ấn Độ. Một cuộc họp cấp cao được tổ chức vào tháng 2/1961 dưới sự chủ trì của J. Nehru và tham dự của quốc vương Bhutan, Bộ trưởng Quốc phòng Krishna Menon cùng 3 tham mưu trưởng của Ấn Độ. Báo cáo vạch ra một chương trình mới trong việc thực hiện trách nhiệm của Ấn Độ đối với nền quốc phòng Bhutan. Các điều khoản cho thấy Ấn Độ sẵn sàng đưa quân đội, cũng như trực thăng đến Bhutan khi có tình trạng khẩn cấp.

Để đáp ứng với yêu cầu của quốc vương Bhutan cho các kế hoạch phát triển đất nước, tháng 6/1961, một nhóm nghiên cứu từ Ủy ban kế hoạch Ấn Độ đã đến thăm Bhutan. Kết quả của chuyến thăm này là một kế hoạch phát triển 5 năm, ước tính chi phí khoảng 175 triệu rupee mà Ấn Độ đồng ý viện trợ, trong đó 120 triệu rupee được phân bổ cho xây dựng các tuyến đường giao thông. Theo lời mời của Chính phủ Bhutan, Ấn Độ cử một phái đoàn sĩ quan cao cấp đến thăm Bhutan vào năm 1961 và xem xét cụ thể các yêu cầu quốc phòng. Tháng 9/1961, hai nước đã ký một hiệp ước khai thác sông Jaldhaka để phục vụ cho thủy điện, dự kiến sẽ tạo ra 18.000 kw mỗi năm, trong đó hàng năm Bhutan sẽ nhận miễn phí 250 kw. Đây là những nỗ lực nhằm gắn kết và tiến tới ràng buộc quốc gia này với Ấn Độ trong việc đảm bảo ổn định biên giới phía Bắc.

3.4.2.3. Vớ i Nepal

Nepal khống chế 600 dặm ở vùng biên giới phía Bắc của Ấn Độ. Chính sự ổn định và toàn vẹn này trở thành mối quan tâm đặc biệt của chính phủ Ấn Độ. Vào

đầu năm 1950, ngay sau khi Trung Quốc có ý định giải phóng Tây Tạng, Chính phủ Ấn Độ và Nepal tiến hành thảo luận song phương liên quan đến sự an toàn quốc phòng hai nước. Ấn Độ kiên quyết ủng hộ ổn định tại Nepal, đồng thời cũng để tránh việc mở rộng của các hoạt động quân sự từ Trung Quốc. Trong một tuyên bố tại Quốc hội ngày 17/3/1950, Thủ tướng J. Nehru lưu ý đến các lợi ích chung giữa hai nước và khẳng định:

Thật không cần thiết cho chúng ta có một liên minh quân sự với Nepal… (nhưng) trên thực tế chúng ta không thể chấp nhận những cuộc tấn công từ các nước bên ngoài vào bất kỳ phần nào của tiểu lục địa. Bất kỳ cuộc tấn công nào có thể có đối với Nepal cũng sẽ không tránh khỏi liên quan đến sự an toàn của Ấn Độ. Tôi không nghĩ rằng bất kỳ các cuộc tấn công như vậy vào Nepal là dễ dàng hoặc có thể thực hiện được [101, tr.55]. Tháng 6/1950, Thủ tướng J. Nehru có chuyến viếng thăm đến Nepal. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước được tái khẳng định trong một Hiệp ước hòa bình và hữu nghị ký kết tại Kathmandu (thủ đô của Nepal) vào ngày 31/7/1950, trong đó: “Cho phép Nepal vận tải hàng hóa thương mại quá cảnh qua Ấn Độ một cách không hạn chế, Ấn Độ đảm bảo toàn vẹn chủ quyền của Nepal, đồng thời ràng buộc trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia của nhau” [81, tr.161]. Trong những bức thư trao đổi giữa chính phủ hai nước nhân dịp này đều khẳng định một quyết tâm:

không chấp nhận bất cứ mối đe dọa cho sự an toàn nào đến từ các lực lượng bên ngoài. Để đối phó với những mối đe dọa như vậy, chính phủ hai nước sẽ tham khảo ý kiến với nhau và cùng đưa ra các biện pháp phòng chống hữu hiệu, góp phần bảo vệ biên giới phía Bắc với sự giúp đỡ của binh sĩ Ấn Độ. Khẳng định điều này, Chính phủ Ấn Độ gia tăng kinh phí trong kế hoạch viện trợ của mình cho Nepal tại các chốt kiểm soát an ninh biên giới giữa hai nước từ 42.000 USD năm 1952 lên đến 280.000 năm 1954 [128, tr.449]. Ngoài ra, kế hoạch viện trợ này còn liên quan đến việc gửi các chuyên gia sang Nepal nhằm giúp cải thiện dịch vụ dân sự, xây dựng các công trình thủy lợi, trường học, bệnh viện, truyền thông.

Bất chấp sự can thiệp của Trung Quốc trong việc lôi kéo Nepal vào tầm ảnh hưởng của mình, quan hệ Ấn Độ- Nepal vẫn tiếp tục phát triển theo hướng tích cực.

Tháng 6/1959, Thủ tướng J. Nehru tiếp tục đến thăm Nepal. Phát biểu tại Kathmandu, J. Nehru một lần nữa khẳng định sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước, đồng thời theo yêu cầu của Chính phủ Nepal, một lực lượng quân đội Ấn Độ cũng được gửi đến tại các vị trí đóng quândọc biên giới Nepal- Tây Tạng. Tháng 8/1959, Nepal công bố tăng 14% kinh phí của mình về quốc phòng và chấp nhận một đề nghị của Ấn Độ tương đương 20 triệu USD viện trợ về kỹ thuật, kinh tế bao gồm cả trang thiết bị và đào tạo khoảng 10.000 người trong quân đội hoàng gia Nepal [101, tr.78].

Tháng 1/1960, Thủ tướng Nepal Prasad Koirala thăm Ấn Độ và đạt được một cam kết 180 triệu rupee viện trợ kinh tế (con số này bao gồm khoảng 40 triệu rupee chưa chi từ số tiền mà Ấn Độ đã cam kết ở kế hoạch trước và 30 - 40 triệu rupee phân bổ cho các dự án kênh đào Chatra hoàn thành năm 1965). Một thông cáo báo chí được đưa ra vào ngày 28/1/1960 ngay khi kết thúc chuyến thăm đã chứng thực các lợi ích sống còn của hai quốc gia trong“sự tự do, tính toàn vẹn, an ninh và sự tiến bộ”, những nét tương đồng trong cách tiếp cận các vấn đề quốc tế, mong muốn hợp tác, cũng như thỏa thuận về sự cần thiết phải tham khảo ý kiến về nhiều vấn đề cùng quan tâm. Tiếp đó, tháng 4/1960, Quốc vương Nepal Mahendra và các thành viên trong chính phủ của ông cũng đến thăm New Delhi, tái khẳng định lập trường cùng hỗ trợ lẫn nhau giữa hai bên cho sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước theo yêu cầu của một trong hai bên. Trong một thỏa thuận được ký kết tại thủ đô Kathmandu vào ngày 31/8/1960,Ấn Độ mở rộng thêm hơn 9 triệu rupee viện trợ kinh tế đồng thời chính phủ hai nước ký kết một hiệp định thương mại và quá cảnh ở Kathmandu vào ngày 11/9/1960.

Các chính sách trên một lần nữa chỉ ra rằng, New Delhi đánh giá cao vai trò quan trọng của Nepal trong nền an ninh khu vực biên giới Ấn Độ. Trong hai lần trình bày trước Quốc hội vào ngày 24/8 và 26/11/1959, J. Nehru khẳng định mạnh mẽ là phải bảo vệ Bhutan và Sikkim để chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào, đồng thời tuyên bố một lần nữa rằng:bất kỳ cuộc tấn công nào vào Nepal sẽ được coi là cuộc tấn công vào Ấn Độ.

Tuy nhiên, bước sang thập kỷ 60, Chính phủ Nepal đã chuyển sang chính sách đối ngoại mới: cân bằng với hai nước láng giềng là Ấn Độ và Trung Quốc. Một mặt, Nepal muốn giảm bớt sự phụ thuộc một chiều về kinh tế (và sau đó là chính trị) vào Ấn Độ. Mặt khác, Nepal bị hấp dẫn bởi một số lợi ích mang lại từ Trung Quốc. Tháng 4/1960, Thủ tướng Koirala đến thăm Trung Quốc. Kết quả là cả hai nước cùng đạt được một thỏa thuận chung về biên giới Nepal - Tây Tạng có lợi cho Nepal cũng như cam kết viện trợ của Trung Quốc khoản kinh phí trị giá 100 triệu rupee. Tháng 10/1961, Quốc vương Nepal có chuyến viếng thăm Trung Quốc, đồng thời cùng ký một thỏa thuận viện trợ của Trung Quốc về việc xây dựng một con đường 45 dặm từ Kathmandu đến Koderi (Tamil Nadu -Ấn Độ). Rõ ràng, vào thời điểm này, một con đường mang ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc. Nó liên kết Tribhuvan Rajpath đến các vùng đồng bằng của Ấn Độ và sẽ thuận lợi hơn cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ chính thức thông báo đến Kathmandu quan điểm của mình về vấn đề này nhưng đáp lại là một kết quả không rõ ràng. Mặc dù vậy, để không đẩy Nepal về phía Trung Quốc, Ấn Độ vẫn tiếp tục chính sách viện trợ kinh tế của mình cho Nepal bằng việc chi 40 triệu USD làm tin trong kế hoạch thứ hai, bắt đầu vào năm 1962.

Tóm lại, trong khi nhận thức đầy đủ ý nghĩa chiến lược của Trung Quốc chiếm đóng đối với Tây Tạng, Chính phủ Ấn Độ đã phản ứng linh hoạt với tình hình Himalaya, tránh những hành động khiêu khích từ Bắc Kinh, tiếp tục tạo sự bình yên khu vực biên giới (ít nhất đến trước xung đột biên giới Trung Quốc- Ấn Độ tháng 10/1962) bằng chính sách ngoại giao khôn khéo của Thủ tướng J. Nehru với các vương quốc. Tầm quan trọng trong quan hệ của Ấn Độ với các vương quốc Sikkim, Bhutan và Nepal có một tác động rất lớn đối với an ninh biên giới phía Bắc, tạo sự ổn định cần thiết cho sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Đúng như một học giả đã nhận định: “Tất cả các cánh cửa dọc theo biên giới từ Kashmir đến Assam đang được bảo vệ chặt chẽ hơn trước. Quân đội của Ấn Độ vẫn đang canh giữ Himalaya” [101, tr.60]. Trên thực tế, chính quyền J. Nehru đã xác lập và “mặc định” kiểu thức mối quan hệ của Cộng hòa Ấn Độ với các vương quốc trong dãy Himalaya theo phương châm“bạn ổn định, mình an ninh”.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)