Tăng cường phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 60 - 62)

Sau ngày độc lập và trong thập kỷ đầu của nền Cộng hòa, với tầm nhìn chiến lược, sự quan tâm đặc biệt từ chính phủ, nền khoa học và công nghệ của Ấn Độ phát triển có kế hoạch và trở thành một lực lượng to lớn để tạo ra những thay đổi về kinh tế và xã hội. Với nhận thức: “Chỉ có khoa học và công nghệ mới đưa một đất nước tuy giàu có về tài nguyên khoáng sản và truyền thống văn hóa nhưng lại bị

nạn mù chữ, đói nghèo đi lên” [81, tr.141], Chính phủ Ấn Độ đã quán triệt sâu sắc quan điểm tiến bộ này và được ghi nhận trong bản Nghị quyết chính sách về khoa học tháng 3/1958, khi bàn về vai trò quan trọng của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội và văn hóa Ấn Độ. Theo đó:

1. Khuyến khích, thúc đẩy và duy trì bằng mọi biện pháp thích hợp việc truyền bá khoa học và nghiên cứu khoa học trên tất cả các lĩnh vực: khoa học đơn thuần, ứng dụng và giáo dục. 2. Đảm bảo cung cấp một cách thích hợp cho các nhà khoa học làm công tác nghiên cứu có chất lượng cao nhất, thừa nhận công việc của họ là một bộ phận quan trọng để làm cho đất nước hùng mạnh [34, tr.55].

Trên cơ sở này, những bước đi cụ thể trong cơ cấu và đào tạo nguồn nhân lực có trìnhđộ cao đãđược Chính phủ Ấn Độ triển khai. Năm 1952, với 5Học viện công nghệ đầu tiên của Ấn Độ ra đời tại Kharagpur, Madras, Bombay, Kanpur và New Delhi. Tất cả đều dựa trên mô hình tiên tiến của Học viện công nghệ Massachusetts của Mỹ. Điều này đã thu về những thành tựu đáng ghi nhận cho Ấn Độ, mà biểu hiện rõ nhất là số lượng lao động trình độ cao tăng vọt từ 188.000 người năm 1950 lên đến 731.500 người năm 1964. Cùng với đó là số lượng học viên đăng ký học tập tại các trường đại học đào tạo về khoa học công nghệ tăng từ 13.000 học viên năm 1950 tới 78.000 học viên năm 1964.

Là một trong những quốc gia đầu tiên nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lượng hạt nhân trong chiến lược phát triển kinh tế và nâng cao sức mạnh quốc phòng, năm 1954, Cơ quan quản lý năng lượng nguyên tử Ấn Độ được thành lập. Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực này, chủ yếu sử dụng vào mục đích hòa bình như: sản xuất điện, công nghiệp, y học và các lĩnh vực khác. Năm 1956, lò phản ứng hạt nhân đầu tiênở Ấn Độ ra đời tại Trombay kéo theo chuỗi các nhà máy hạt nhân cũng lần lượt xây dựng.

Chính phủ Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến ngân sách đầu tư phát triển và nghiên cứu khoa học công nghệ. Bởi lẽ, một khi khoa học phát triển càng nhanh thì hố ngăn cách giữa các nước lạc hậu và tiên tiến càng lớn. Vì vậy, chỉ có tập trung cho phát triển khoa học thì mới có thể thủ tiêu khoảng cách này. Trong hơn một thập kỷ của nền Cộng hòa, ngân sáchđầu tư vào khoa học và công nghệ ở Ấn Độ

tăng nhanh đáng kể: từ 200 triệu rupee trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất lên 670 triệu rupee trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai và 1,44 tỷ rupee vào đầu những năm 60. Điều đó góp phần quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đi vào chiều sâu, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển và tạo ra sức mạnh cho khu vực kinh tế nhà nước.

Như vậy, cho dù những cảnh báo về một đất nước với phần đông dân số mù chữ sẽ không thể là nền tảng để phát triển khoa học công nghệ, nhưng với đường lối chiến lược đúng đắn và hệ thống nghiên cứu, đào tạo khoa học kỹ thuật tiên tiến, trong giai đoạn 1950- 1964, Ấn Độ vươn lên trở thành một thế lực thực sự cả về kinh tế lẫn quân sự.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 60 - 62)