Vấn đề Kashmir vẫn chưa giải quyết dứt khoát

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 133)

Pakistan vốn là một nước tách ra từ Ấn Độ năm 1947. Giữa Ấn Độ và Pakistan ngay từ đầu đã tồn tại nhiều vấn đề nan giải như: nguồn nước sông Ấn, tranh chấp tài chính, biên giới, cộng đồng tôn giáo Ấn - Hồi, đặc biệt là vấn đề Kashmir. Vấn đề Kashmir là một trong những điểm nóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo đan xen nhau làm cho tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistanở Kashmir ngày càng khó giải quyết. Vấn đề này lại càng phức tạp hơn bởi ý đồ của các nước lớn trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Kashmir nằm ở phía Bắc Ấn Độ, có vị trí địa chiến lược rất quan trọng tiếp giáp với Trung Quốc và Afghanistan, phía Bắc chỉ cách biên giới Liên Xô 14,5 km. Từ đây có thể bao vây Liên Xô, kiềm chế Trung Quốc thời Chiến tranh lạnh và cả hiện nay. Đây là một tiểu quốc do tiểu vương người Ấn Độ đứng đầu, với 77% dân số theo đạo Hồi, số còn lại là người Hindu và người Sikhs [12, tr.39]. Theo Kế hoạch Mountbatten, tiểu vương của các tiểu quốc có quyền lựa chọn sáp nhập vào Ấn Độ hoặc Pakistan. Trước tình thế Kashmir chắc chắn sẽ gia nhập vào Ấn Độ, ngày 22/10/1947, Pakistan hậu thuẫn cho 4,5 nghìn quân từ các bộ lạc người Pustuc tấn công vào Kashmir; áp sát thủ phủ Srinagar. Tiểu vương Kashmir quyết định chạy về Delhi, ký với Ấn Độ hiệp định sáp nhập xứ Kashmir vàoẤn Độ và yêu cầu Chính phủ Ấn Độ gửi quân đội đến tiếp viện. Ngày 27/10/1947, quân đội Ấn Độ tiến vào Kashmir, đẩy lùi quân Pakistan ra khỏi thủ phủ Srinagar. Từ đó, mâu thuẫn

Ấn Độ- Pakistan phát triển đến đỉnh cao, bắt đầu những xung đột phức tạp và căng thẳng về vấn đề Kashmir kéo dài cho đến năm 1948.

Vấn đề Kashmir về cơ bản vẫn chưa thể giải quyết dứt khoát trong giai đoạn này bởi lập trường khác nhau của hai bên cũng như sự can thiệp mạnh mẽ của các thế lực cực đoan bên ngoài, đi đầu là Mỹ và Trung Quốc.

Thứ nhất, lập trường của Ấn Độ về vấn đề Kashmir hoàn toàn khác với Pakistan.Ấn Độ coi toàn bộ Kashmir kể cả phần Pakistan đang kiểm soát là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Ấn Độ. Vì vậy, chủ trương của Chính phủ J. Nehru là giảiquyết thông qua đàm phán và thương lượng hòa bình, không có sự can thiệp từ bên ngoài, kể cả Liên hợp quốc. Với lập trường đó, từ năm 1949, Ấn Độ luôn tìm cách hợp thức Kashmir thành một bang của Ấn Độ như:tháng 8/1951, tổ chức bầu cử Hội đồng lập hiến ở phần Kashmir thuộc Ấn; ngày 15/2/1954, Hiến pháp Ấn Độ tiếp tục khẳng định sự gia nhập của Jammu và Kashmir vào Ấn Độ. Tháng 5/1955, khi hội đàm với Thủ tướng Pakistan Mohamad Ali, J. Nehru đãđưa ra đề nghị giải quyết vấn đề Kashmir trên cơ sở công nhận đường ngừng bắn ngày 1/1/1949 với tư cách là biên giới quốc gia Ấn Độ- Pakistan… Về điều này,Ấn Độ nhận được sự đồng thuận và quan tâm lớn từ Liên Xô trong bối cảnh Mỹ và các lực lượng thân Mỹ tìm cách làm phức tạp thêm vấn đề. Trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 12/1955, N. Bulganin và N. Khrushchev đãđến thăm Kashmir và tuyên bố:

Lập trường của chúng tôi về vấn đề này là hết sức rõ ràng: Liên Xô luôn luôn chủ trương rằng việc quyết định quy chế chính trị ở Kashmir phải là việc của bản thân nhân dân Kashmir, vì việc đó phù hợp với những nguyên tắc dân chủ và với lợi ích củng cố mối quan hệ thân thiện giữa các dân tộc ở vùng này…Vấn đề Kashmir, một trong những xứ của nước Cộng hòa Ấn Độ, do nhân dân Kashmir tự giải quyết lấy. Đó là công việc của nhân dân [53, tr.80-81].

Trong khi đó, lập trường của Pakistan là tiến hành cuộc trưng cầu dân ý (bởi lẽ hơn 70% dân số ở Kashmir là theo Hồi giáo) và coi việc giải quyết vấn đề Kashmir là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, Pakistan trong đường lối đối ngoại của mình, lại chọn ngả hẳn sang phương Tây (chủ yếu là Mỹ), cụ thể: tháng 9/1954, Pakistan là thành viên của khối SEATO, tháng 3/1955, Pakistan tham gia ký Hiệp

ước phòng thủ Baghdad với Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Anh. Điều này chứng tỏ, giới lãnh đạo Pakistan đặt niềm hy vọng vào sự trợ giúp của phương Tây trong việc nỗ lực xây dựng một quân đội đủ sức đương đầu với Ấn Độ trong vấn đề Kashmir.

Thứ hai, tình hình Kashmir ngày càng căng thẳng do Pakistan được Anh, Mỹ hậu thuẫn luôn tìm cách gây hấn ở biên giới Ấn Độ. Một mặt, Mỹ thông qua Liên hợp quốc với danh nghĩa “hòa giải” để xâm nhập vào Kashmir, luôn tìm mọi cách ngăn cản việc giải quyết để gây mâu thuẫn giữa Ấn Độ - Pakistan. Mỹ đã tỏ thái độ ủng hộ Pakistan để tạo áp lực đối với Ấn Độ, lôi kéo Ấn Độ đi theo đường lối đối ngoại của Mỹ, chống phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. Quan trọng hơn, Mỹ sử dụng vùng Kashmir làm căn cứ quân sự để chống Liên Xô, Trung Quốc

(Chú giải 15). Tháng 10/1956, Hiến pháp bang Kashmir được thông qua, công nhận quyền tự trị hợp pháp của bang này trong Cộng hòa Liên bang Ấn Độ. Ngay lập tức, tháng 1/1957, Anh, Mỹ, Áo và Cuba (dưới chế độ độc tài Batista thân Mỹ) đưa ra dự thảo nghị quyết đề nghị phi quân sự hóa toàn Kashmir, đưa một lực lượng quân sự tạm thời vào Kashmir để gìn giữ hòa bình và thực hiện trưng cầu dân ý ở vùng đất này [12, tr.40-41].

Vấn đề Kashmir càng trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn khi từ năm 1958 đến 1962 có sự tham gia “góp mặt” của Trung Quốc. Ngày 7/11/1959, Trung Quốc chính thức mở một con đường cắt qua lãnh thổ Kashmir thuộc Ấn Độ. Ngày 4/5/1962, Pakistan và Trung Quốc bất ngờ ra Thông cáo Karachi (thủ đô của Pakistan trước năm 1960) tuyên bố hai nước đã đàm phán và phân định ranh giới chung ở Kashmir. Ấn Độ đã phản ứng dữ dội trước động thái này của hai nước. Trước tình hình đó, ngày 22/6/1962, Anh đề xuất một nghị quyết mới về Kashmir, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải có một lực lượng trung gian tới Pakistan và Ấn Độ giải quyết xung đột. Cuộc chiến tranh Trung - Ấn tháng 10/1962 đẩy Kashmir tiếp tục phức tạp hơn vì Trung Quốc chiếm một bộ phận lớn lãnh thổ Kashmir và tham gia trực tiếp vào tranh chấp ở khu vực này.

Trước diễn biến trên, Ayub Khan - người đứng đầu chế độ quân sự ở Pakistan - lại xem sự thất thế của Ấn Độ trong cuộc xung đột biên giới vớiTrung Quốc là một cơ hội thuận lợi khi Trung Quốc và Pakistan, ngày 3/5/1963, đã ra Thông cáo quyết định hoạch định đường biên giới giữa Tân Cương của Trung

Quốc với Kashmir của Pakistan, tức Trung Quốc thừa nhận Kashmir là lãnh thổ của Pakistan. Sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc với Pakistan diễn ra đồng thời với tình trạng căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ sau vụ tháng 10/1962. Tình hình này buộc Ấn Độ phải tìm cáchđàm phán với Pakistan về vấn đề Kashmir [17, tr.256].

Trong các vòng đàm phán kéo dài từ tháng 12/1962 đến tháng 5/1963, Ấn Độ đề nghị phân chia Kashmir theo lệnh ngừng bắn được xác lập ngày 27/7/1949, còn Pakistan lại muốn thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc về việc tiến hành trưng cầu dân ý trên tiểu vương quốc Kashmir. Tuy nhiên, không mang lại kết quả gì mà ngược lại, mối quan hệ giữa hai quốc gia trở nên xấu hơn. Cũng trong năm 1963, ở Kashmir bùng phát cuộc khủng hoảng gay gắt do thánh đường Hồi giáo Hazrat Bal ở Srinagar bị cướp phá. Theo yêu cầu của Pakistan, vấn đề Kashmir được mang ra thảo luận ở Hội đồng Bảo an tháng 4/1964 nhưng cũng không đưa ra được đề xuất gì. Tháng 10/1964, diễn ra cuộc gặp gỡ giữa tân Thủ tướng Ấn Độ Shastri và Thủ tướng Pakistan Ayub Khan. Hai bên tuyên bố sẵn sàng cải thiện quan hệ. Nhưng vào cuối năm 1964, khi Ấn Độ thực hiện một số thay đổi trong quy chế hiến pháp của Kashmir nhằm biến vùng đất này thành một bang bình thường của Ấn Độ, quan hệ giữa hai nước căng thẳng trở lại để rồi dẫn tới xung đột vũ trang vào tháng 4/1965.

Như vậy, trong suốt 17 năm (1947 - 1964), việc chấm dứt xung đột giữa Ấn Độ- Pakistan đã không thể thực hiện được. Điều này không chỉ gây nên những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội cho cả hai dân tộc mà còn dẫn đến ba cuộc chiến tranh và nhiều lần tranh chấp,vẫn chưa tìmđược giải pháp thỏa đáng.

4.1.3. Đặc điểm của sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc Cộng hòaẤn Độtrong giai đoạn 1950- 1964

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 133)