Các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 62 - 66)

Sau ngày nước Cộng hòaẤn Độ ra đời, những khó khăn kinh tế vẫn rất lớn. Nhiệm vụ đặt ra cho Chính phủ J. Nehru lúc này là phải cải tạo sâu sắc nền kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, xây dựng một nền kinh tế hiện đại, thịnh vượng trên cơ sở tự lực tự cường, làm nền tảng để củng cố độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền.

Theo Thủ tướng J. Nehru, Ấn Độ là một nước có diện tích rộng, đông dân, có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, thị trường trong nước lớn, đủ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hiện đại. Do đó, Ấn Độ phải xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh có công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến và dựa vào sức mình là chính, cố gắng tạo nguồn tích lũy chủ yếu trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ và quan hệ với nước ngoài, nhưng không lệ thuộc.

Mặc dù có sự chống đối của các lực lượng bảo thủ như V. Patel, P. Tandon, nhưng quan điểm tự lực, tự cường của Thủ tướng J. Nehru lại được sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa trung tâm, cánh tả trong ban lãnhđạo Đảng Quốc đại và các cơ quan lập pháp, hành pháp trung ương, trở thành tư tưởng chỉ đạo cho toàn bộ đường lối phát triển kinh tế của Ấn Độ. Trên cơ sở đó, những mục tiêu cơ bản của các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm đã được đề ra. Theo đó: “1. Tăng trưởng kinh tế vững chắc; 2. Hiện đại hóa nền kinh tế; 3. Tự lực cánh sinh; 4. Công bằng xã hội; 5. Xóa bỏ nạn nghèo khổ” [18, tr.8]. Chính phủ chuyển sang con đường xây dựng có kế hoạch, dự định tạo điều kiện để công nghiệp hóa Ấn Độ, nhằm phát triển nền kinh tế độc lập. Chính phủ dự định củng cố nền độc lập

kinh tế bằng cách phát triển thành phần nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, bởi vì, ngay cả sau khi Ấn Độ đã giành được độc lập, tư bản nước ngoài vẫn giữ vai trò quan trọng ở đây. Cụ thể: 40% tổng số vốn đầu tư vào nền kinh tế quốc dân của Ấn Độ nằm trong tay tư bản nước ngoài, chủ yếu là tư bản Anh. Tư bản Anh chiếm trên 70% tổng số vốn đầu tư của nước ngoàiở Ấn Độ, trong khi tư bản Mỹ chưa vượt quá 16% Anh [2, tr.570].

Để thực hiện kế hoạch phát triển, tháng 3/1950, Ủy ban kế hoạch được thành lập. Tháng 7/1951, Ủy ban kế hoạch trình bày trước Quốc hội một dự thảo kế hoạch phát triển cho giai đoạn 5 năm đầu tiên (1951 - 1956). Kế hoạch này bao gồm một số dự án đã thực hiện và đang bắt đầu. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hàng đầu cho các kế hoạch phát triển kinh tế được thực hiện trong thựctế là vốn. Do vậy, trong 3 kế hoạch 5 năm đầu tiên, tổng số nguồn vốn được đầu tư đều tăng mạnh ở các lĩnh vực(xem Phụ lục 2).

Sau thời kỳ khôi phục kinh tế (1947 - 1950), Ấn Độ bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1951 - 1956) được trình bày bởi Thủ tướng J. Nehru trước Quốc hội ngày 8/12/1951, với hai nhiệm vụ chính: Một là tiếp tục những công việc khôi phục, ổn định kinh tế và đời sống, giải quyết những vấn đề cấp bách như kiểm soát giá cả, khắc phục tình trạng khan hiếm, thiếu thốn về lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, nguyên nhiên liệu công nghiệp, phục hồi hệ thống đường sắt, giải quyết những hậu quả do chiến tranh thế giới lần thứ hai và tình trạng chia cắt đất nước gây ra.Hai là xây dựng những cơ sở và nền móng ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, bao gồm việc xây dựng kinh tế Nhà nước và bộ máy quản lý kinh tế, xác lập hệ thống kế hoạch hóa, xây dựng và hoàn thiện các cơ sở nghiên cứu, các trạm trại, phòng thí nghiệm quốc gia [18, tr.14].

Để khắc phục tình trạng thiếu nghiêm trọng về lương thực, nông nghiệp, thủy lợi và điện lực là những ngành kinh tế được Chính phủ Ấn Độ dành ưu tiên phát triển số một trong thời kỳ này, đặt biệt là chương trình phát triển các lưu vực sông. Đầu tư vào những ngành này chiếm 44,6 % tổng số kinh phí đầu tư cho khu vực công, trong đó 20,69 tỷ rupee được phân bổ cho các dự án [142, tr.21]. Nhà nước đã chú trọng cung cấp nguồn giống, vật tư và tăng cường đưa khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng. Mặt khác, chính phủ cũng đẩy mạnh việc xây dựng mới và

cải tạo hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của thiên tai. Chương trình thủy lợi đãđem lại lợi ích đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp. Hơn 2,8 triệu hécta ruộng đất được tưới tiêu trong năm 1956 [38, tr.116]. Cho đến cuối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, các chỉ tiêu về lương thực đều vượt mức, tăng 20% từ 55 triệu tấn (1950 - 1951) lên 65,8 triệu tấn (1955 - 1956). So với những năm đầu tiên của kế hoạch, chỉ số phát triển công nghiệp trong năm 1955 - 1956 tăng 40 %, thu nhập quốc dân (trong mục tiêu kế hoạch đề ra là 11%) tăng 15,5%. Nạn đói được đẩy lùi một bước, giá cả giảm mạnh, kinh tế ổn định. Sự thành công bước đầu của kế hoạch 5 năm đầu tiên là cơ sở quan trọng để Chính phủ Ấn Độ tiếp tục thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tiếp theo.

Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1956 - 1961) đưa ra trong bối cảnh có sự hướng dẫn bởi một mục tiêu chính trị mới. Năm 1954, Quốc hội Ấn Độ thông qua một Nghị quyết trong việc xây dựng“Mô hình xã hội theo kiểu xã hội chủ nghĩa” như một nguyên tắc hướng dẫn chính sách kinh tế của quốc gia. Theo đó cần chú trọng:

a. Xây dựng công nghiệp nặng đảm bảo máy móc cho điện khí hóa, thủy điện, giao thông…; b. Đảm bảo kiểm tra mọi nơi đối với nguồn dự trữ, các dự án xã hội và giữ bản quyết toán cần thiết về kinh tế; c. Ngăn ngừa tình trạng vô chính phủ trong phát triển công nghiệp bằng thực hiện kiểm tra đối với các công ty độc quyền tư nhân; d. Kế hoạch hóa nền kinh tế theo những hướng chính [82, tr.120].

Như vậy, có thể thấy rằng, với chínhsách này, Chính phủ Ấn Độ nhằm mục đích đảm bảo sự tăng trưởng cao hơn cho khu vực kinh tế nhà nước.

Bên cạnh đó, kế hoạch 5 năm lần thứ hai cũng đặt ra mục tiêu là tăng thu nhập quốc dân lên 25%, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, đặc biệt phát triển các ngành công nghiệp nặng, nhất là sắt thép, điện lực, cơ khí nặng, tăng cường phát triển mạng lưới giao thông vận tải, mở rộng việc làm, từng bước giảm dần sự bất bình đẳng. Tổng kinh phí được đề xuất là 48 tỷ rupee cho khu vực nhà nước và 24 tỷ rupee cho khu vực tư nhân [142, tr.22]. Trên cơ sở phân bổ kinh phí cho các ngành kinh tế (xem Phụ lục 2) cho thấy, so với kế hoạch đầu tiên (4,4 tỷ rupee đầu tư), đến kế hoạch 5 năm lần thứ hai, công nghiệp được chính phủ ưu tiên hàng đầu với 18,1 tỷ rupee. Do đó đến cuối kế hoạch, đã có thêm một số cơ sở công

nghiệp quan trọng. Có 3 nhà máy luyện thép đãđược xây dựng, trong đó có 2 nhà máy do Liên Xô giúp(Chú giải 2). Tuy nhiên những cơ sở công nghiệp này đòi hỏi đầu tư lớn, thời gian xây dựng lâu dài, chậm sinh lợi, do đó chưa đóng góp nhiều cho việc tăng sản lượng công nghiệp trong thời gian kế hoạch.

Sản xuất công nghiệp trong kế hoạch lần thứ hai tăng 41% so với những năm đầucủa kế hoạch thứ nhất, chủ yếulà ngành sản xuất thép; xây cơ sở hạ tầng và thủy điện. Trong đó, chỉ trong vòng một thập kỷ, công suất thủy điện tăng từ 0,56 triệu kw lên đến 1,93 triệu kw, nhiệt điện tăng từ 1,74 triệu kw lên 3,77 triệu kw [142, tr.24].

Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai vào tháng 3/1961 cũng là lúc đánh dấu kết thúc thập kỷ đầu tiên của kế hoạch phát triển Ấn Độ, nền tảng đời sống kinh tế- xã hội, tăng trưởng công nghiệp cũng như những tiến bộ trong khoa học và công nghệ ở Ấn Độ đã có bước chuyển biến rõ rệt. Những nét phác thảo về cơ cấu kinh tế xã hội vàtương lai của đất nước dần định hình.Đó là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế cơ bản và dài hạn trong kế hoạch 5 năm tiếp theo.

Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1961 - 1965) tiếp tục đặt ra các mục tiêu chính sau:

1. Đảm bảo tăng thu nhập quốc dân hơn 5% mỗi năm. 2. Đảm bảo tự cung tự cấp ngũ cốc và gia tăng sản xuất nông nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của ngành công nghiệp và xuất khẩu. 3. Mở rộng các ngành công nghiệp cơ bản như thép, hóa chất công nghiệp, nhiên liệu, năng lượng và xây dựng các nhà máy để đẩy mạnh hơn nữa yêu cầu công nghiệp hóa, đáp ứng trong thời hạn phát triển 10 năm tới. 4. Sử dụng đến mức tối đa có thể các nguồn tài nguyên, nhân lực của đất nước, đảm bảo mở rộng cơ hội việc làm. 5. Thiết lập dần dần sự bình đẳng về cơ hội, giảm bất bình đẳng trong thu nhập và phân phối từ sức mạnh của nền kinh tế [149].

Nhờ hai kế hoạch liền ưu tiên, công nghiệp đạt được tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao trong một số năm, trung bình mỗi năm tăng 8%. Nông nghiệp thời kỳ này cũng được chú trọng hơn nhằm tiến tới tự túc về lương thực để giảm bớt những điều kiện và sức ép của Mỹ theo đạo luật P.L 480.

Tổng số vốn đầu tư dự kiến cho kế hoạch lần thứ ba rất cao, gấp 2,5 lần tổng số vốn của cả hai kế hoạch trước cộng lại với 119,5 tỷ rupee, trong đó phần ưu tiên cho khu vực kinh tế nhà nước là 75 tỷ rupee, còn lại là khu vực tư nhân. Nhưng thời kỳ 1961 - 1965 đã nổ ra hai cuộc chiến tranh, phải tăng chi phí quốc phòng, tiếp đó là những năm hạn hán và lạm phát. Kết quả cuối của kế hoạch đạt kém, thu nhập quốc dân trung bình chỉ tăng 2,5% (chỉ tiêu là 5%). Lương thực sụt giảm trong 3 năm liền từ 88 triệu tấn năm 1964 - 1965 xuống còn 72 triệu tấn 1965 - 1966. Công nghiệp tăng chậm, giá cả tăng cao, lạm phát tăng, kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Như vậy, từ khi Ấn Độ giành được quyền tự trị và phát triển đi lên trong những năm đầu của nền Cộng hòa, các kế hoạch phát triển kinh tế trên đây phản ánh một sự vận dụng thích hợp những ưu tiên chiến lược của Ấn Độ trong mỗi thời kỳ lịch sử để tiến tới tự lực, tự cường. Mặt khác, Chính phủ Ấn Độ cũng căn cứ vào tình hình thực tiễn của quốc gia để hoạch định cho những mục tiêu phát triển bền vững trong từng lĩnh vực, vừa thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, vừa tạo ra biến đổi sâu sắc trong xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia, góp phần quyết định đến nền độc lập dân tộc.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)