GIỚI THỨ HAI
GIỚI THỨ HAI lực lượng của cục diện thế giới đã dẫn tới sự hình thành nên Trật tự hai cực với hai hệ thống chính trị- quân sự đối lập nhau trong quan hệ quốc tế. Các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản bị đánh bại hoàn toàn. Anh và Pháp bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của người thắng trận nhưng chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng. Cán cân quyền lực chỉ còn là sự đối trọng giữa hai cường quốc Mỹ và Liên Xô. Từ Hội nghị Ianta (Liên Xô) tháng 2/1945 đến Hội nghị Potsdam (Đức) tháng 7/1945, thế giới đã phân thành hai cực do Liên Xô và Mỹ đứng đầu, đặt nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Với sự lớn mạnh về mọi mặt của Liên Xô và Mỹ sau chiến tranh đã làm gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng của hai nước này, tạo điều kiện vươn lên vị trí siêu cường, chi phối mạnh mẽ tình hình chính trị quốc tế. Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với những thiệt hại nặng nề về người và của. Tuy vậy, Liên Xô vẫn là quốc gia có nhiều ưu thế đặc biệt. Liên Xô có lực lượng quân sự hùng mạnh với nền công nghiệp quân sự quy mô, đứng đầu thế giới về lục quân, chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949, tổng thể thực lực quân sự chỉ đứng sau Mỹ. Ngoài ra, cống hiến có tính chất quyết định của Liên Xô trong chiến thắng vĩ đại trước chủ nghĩa phát xít khiến nước này dành được uy tín rất cao đối với tất cả các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả trong lòng chủ nghĩa tư bản và trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào cộng sản, công nhân và giải phóng dân tộc trên thế giới.
Mỹ không những không bị chiến tranh phá hoại mà còn là kẻ trục lợi trên sự đổ nát của châu Âu và thế giới với hơn 114 tỷ USD lợi nhuận do buôn bán vũ khí. Hơn nữa, sau chiến tranh, Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế