Uy tín của Chính phủ Ấn Độ bị giảm sút sau cuộc chiến tranh

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 130 - 133)

năm 1962

Tranh chấp biến giới giữa hai quốc gia láng giềng Ấn Độ - Trung Quốcbắt đầu từ những mâu thuẫn trong đàm phán và phát triển lên tới đỉnh điểm với cuộc

chiến tranh biên giới năm 1962. Điều này đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với không chỉ quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, tới an ninh khu vực, mà quan trọng hơn, đối với người dân Ấn Độ, chính phủ của Thủ tướng J. Nehru đã bị chỉ trích nghiêm trọng từ nhiều phía, uy tín ngày càng giảm sút.

Về phía Ấn Độ, hậu quả lớn nhất là cuộc chiến này để lại là “làm cho Ấn Độ bẽ bàng và để lại nỗi niềm cay đắng và nghi kị” [68], phải mấtmột thời gian dài để vực dậy đất nước. Quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia khác phải chịu nhiều ảnh hưởng lớn, mà cụ thể là “yếu tố Trung Quốc” đã dần hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Mối quan hệ vốn được xây dựng tốt đẹp giữa hai quốc gia này từ đầu những năm 50 đã thật sự hằn vết. Cuộc chiến cũng chấm dứt những hy vọng trước đó của J. Nehru rằngẤn Độ và Trung Quốc sẽ hình thành một sức mạnh châu Áđể chống lại những ảnh hưởng ngày càng gia tăng của hai siêu cường trong Chiến tranh lạnh. Không chỉ đối với các tầng lớp chính trị Ấn Độ, mà ngay cả với một bộ phận đông đảo người Ấn, Trung Quốc được nhắc tới với những ngôn từ thiếu thiện cảm như “kẻ xâm lược”, “gian xảo”… Người Ấn xem cuộc chiến tranh này làmột sự phản bội của những nỗ lực thiết lập nền hòa bình lâu dài với Trung Quốc, và bắt đầu đặt câu hỏi về tuyên bố trước đây giữa hai dân tộc “Hindi - Chini bhai bhai” (nghĩa làẤn Độ và Trung Quốc là anh em). Sau cuộc chiến, Ấn Độ mất đi một bộ phận lãnh thổ rộng lớn khoảng 36.000 km2. Ngay tại thời điểm đó, với hậu quả nặng nề của cuộc chiến, kế hoạch 5 năm lần thứ 4 của Ấn Độ dự định thực hiện vào tháng 8/1964 đã phải lùi lại tới năm 1971, làm cho nền kinh tế và đời sống của nhân dânẤn Độ trở nên khó khăn hơn.

Ngoài những phản ứng tiêu cực của người dân, cuộc chiến tranh năm 1962 cònảnh hưởng mạnh mẽ tới tình hình chính trị của quốc gia này. Sự bất ổn của Ấn Độ được miêu tả lại như sau:

Các thế lực phản động ở Ấn Độ đã lợi dụng sự xung đột để gây bất ổn về chính trị- xã hội cho đất nước. Các phần tử này tấn công lực lượng tiến bộ trong nước, khiến Ấn Độ rời bỏ con đường trung lập và kéo nó vào khối chính trị phương Tây… Từ lâu, Ấn Độ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, quyền dân chủ nhân dân bị thu hẹp. Hàng trăm người cộng sản bị

bắt bỏ tù. Những phần tử phản động đòi rút bớt kế hoạch phát triển kinh tế, dùng tài nguyên có hạn trong nước vào mục đích quân sự và lập nên bộ máy quân sự khổng lồ [8, tr.53].

Thủ tướng J. Nehru và các cộng sự đắc lực của ông trở thành mục tiêu phản kích của phái hữu trong Đảng Quốc đại. Phe đối lập đã chỉ trích Chính phủ J. Nehru không lường trước được tình hình, vội vàng thực hiện chính sách hòa hảo với Trung Quốc. Trên báo chí, họ mở một cuộc vận động tập trung làm mất danh dự của J. Nehru. Họ đòi J. Nehru phải từ chức Thủ tướng và xem xét lại toàn bộ chính sách đối nội. Ngay cả Tổng thống Ấn Độ K. Radhakrisnan cũng chỉ trích J. Nehru là

ngây thơ và không có sự chuẩn bị cho cuộc chiến. Tháng 11/1962, N. G. Ranga - thủ lĩnh của đảng Swatantra - yêu cầu nghị viện bãi miễn Chính phủ J. Nehru vì “không đảm bảo phòng thủ cần thiết chống lại sự tấn công của quân Trung Quốc ở biên giới” [82, tr.159]. Mặt khác, phe đối lập còn tuyên bố rằng, Chính phủ của J. Nehru phải thay bằng một chính phủ đa đảng, trong đó đảng Swatantra cùng với những liên minh giữ vai trò lãnh đạo. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng K. Menon cũng phải chịu trách nhiệm cho sựthiếu sẵn sàng của quân đội Ấn Độ, làm cho tinh thần quốc gia bị mờ đi… và buộc ông phải từ chức Bộ trưởng.

Trên phương diện quốc tế, sau cuộc chiến tranh biên giới, quan hệgiữa các nước trong Phong trào không liên kết với Ấn Độ đã bị rạn nứt, từ đó vai trò và uy tín của Ấn Độ trong các vấn đề quốc tế cũng như trong Phong trào không liên kết ngày càng mờ nhạt. Khi cuộc chiến nổ ra, trong lúc phương Tây tỏ thái độ kiên định ủng hộ cho Ấn Độ thì các nước không liên kết giành cho Ấn Độ những “ước nguyện và lo lắng riêng”. Một phóng viên của Ấn Độ ở Trung Đông khẳng định rằng: “Không một biểu hiện của sự cảm thông nào đối với Ấn Độ đến từ bất kỳ chính Ảrập, hay của bất kỳ cá nhân nào một tuần sau cuộc tấn công” [111, tr.55]. Ngày 10/12/1962, gần một tháng sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngừng bắn, sáu quốc gia trong Phong trào không liên kết (gồm Ai Cập, Myanmar, Campuchia, Sri Lanka, Ghana và Indonesia) đã gặp nhau tại Hội nghị Colombo đưa ra những đề xuất cho cuộc thương lượng giữa Chu Ân Lai và J. Nehru về đường biên giới ngày 7/11/1959. Tuy nhiên, trên thực tế, hội nghị đã không hoàn thành sứ

mệnh trong việc giải quyết vấn đề của Ấn Độ và Trung Quốc sau cuộc chiến. Thất bại của sáu quốc gia trong việc không dứt khoát lên án Trung Quốc gây thất vọng sâu sắc đối với Ấn Độ. Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng J. Nehru bày tỏ thái độ bất bình “cái gọi là quốc gia không liên kết” (cách nói bất ngờ từ J. Nehru): “Các nướckhông liên kết đã gây tổn hại đến lợi ích của Ấn Độ khi so sánh với vị trí của Moscow, bây giờ rõ ràng làđứng về phía Trung Quốc” [111, tr.55].

Như vậy, về cơ bản, cả trên bình diện quốc tế lẫn trong nước, sau cuộc chiến năm 1962, uy tín của Chính phủ Ấn Độ đã suy giảm nghiêm trọng. Điều đó không chỉ để lại những hậu quả trước mắt mà mầm móng xung đột vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay giữa hai quốc gia.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)