Phát triển thành phần kinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 59 - 60)

Hiến pháp Ấn Độ cũng như những văn kiện có tính chất cương lĩnh về kinh tế của Đảng Quốc đại đều nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong phát triển nền kinh tế đất nước. Theo quy định ghi trong Nghị quyết về chính sách công nghiệp hóa ban hành năm 1956, khu vực kinh tế nhà nước được trao độc quyền nắm các ngành công nghiệp then chốt có tầm quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng. Điều này nhằm củng cố sản xuất của quốc gia, kiểm soát các hoạt động của khu vực tư nhân, kích thích sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế (kể cả khu vực nhà nước và tư nhân) [76, tr.280]. Các thể chế về kinh tế và tài chính của nhà nước trong khi thực hiện việc kiểm soát và quản lý phải dựa trên một loạt các đạo luật đặc biệt như: các quy định ngoại hối, kiểm soát xuất nhập khẩu (Đạo luật năm 1947), Luật Ngân hàng 1949, Đạo luật về các ngành công nghiệp năm 1951 (đặc

biệt, trong đó quy định các quy tắc cấp phép cho phép doanh nghiệp hoạt động và mở rộng sản xuất); Luật hàng hóa thiết yếu năm 1955 (trong đó ủy quyền cho nhà nước ấn định giá)…

Nhận thức tầm quan trọng của kinh tế nhà nước, Chính phủ Ấn Độ đã tập trung vốn đầu tư vào khu vực này. Trong vòng 10 năm (1951 - 1961) vốn đầu tư vào các công ty nhà nước tăng hơn 20 lần (263 triệu/5452 triệu rupee), còn các công ty tư nhân chỉ tăng 1,5 lần (7491 triệu/11.894 triệu rupee). Nhà nước chủ trương hướng các nguồn đầu tư vào những xí nghiệp công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng như luyện kim đen và màu, chế biến dầu, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng và năng lượng (từ 9,1 tỷ rupee năm 1948, lên 3,6 tỷ rupee năm 1962). Việc tăng vốn đầu tư làm cho công nghiệp Ấn Độ phát triển nhanh chóng. Nếu trong 10 năm trước khi giành độc lập (1937 - 1947), công nghiệp hàng năm chỉ tăng 0,6%, thì đến những năm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là 6,5%, lần thứ hai là 7,3% và đầu kế hoạch 5 năm lần thứ ba, mặcdù cóảnh hưởng của chiến tranh biên giới Trung-Ấn, vẫn tăng gần 4,7%. Nếu tính chung so với năm 1948, tổng sản lượng công nghiệp năm 1964 tăng 2,5 lần- trong đó phần khu vực nhà nước đạt gần 18%.

Sự tăng tiến của khu vực kinh tế nhà nước đãảnh hưởng đến khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, từ cuối những năm 50 trở đi, khu vực nhà nước đã có những bước lùi đáng kể trước khu vực tư nhân. Đó là do cấu trúc nền kinh tế nhiều thành phần của Ấn Độ và áp lực của giai cấp đại tư sản. Do vậy, dù vẫn còn một vài hạn chế, nhà nước đã chú ý đến phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, kết quả công nghiệp hóa ở giai đoạn này (1950 - 1964) vẫn chưa thật sự cao. Sản phẩm làm ra chưa tiêu thụ hết đã dẫn đến việc chưa sử dụng tối đa công suấtcủa máy, do vậy phải kéo dài thời hạn công nghiệp hóa vì khôngđạt được chỉ tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)