Sự kiện Ai Cập quốc hữu hóa kênh đào Suez

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 101 - 102)

Năm 1956, trong một phản ứng mạnh mẽ trước áp lực của Anh và Mỹ nhằm buộc Ai Cập từ bỏ định hướng không liên kết, mà điển hình là việc hủy cam kết viện trợ tài chính cho việc xây dựng con đập Aswan trên dòng sông Nile. Trong bối cảnh đó, ngày 26/7/1956, Chính phủ Ai Cập tuyên bố quốc hữu hóa kênh đào Suez, vốn đang thuộc quyền kiểm soát của Công ty Hàng hải quốc tế kênh đào Suez, gồm đa số cổ đông là các chính khách Anh và Pháp. Điều này khiến các nước sử dụng kênh Suez, điển hình là Anh, Pháp lên tiếng đòi hỏi một sự kiểm soát mang tầm quốc tế đối với con kênh này. Chính Ấn Độ cũng là nước sử dụng kênh Suez, nhưng lại nhận thấy rằng: căn cứ theo công ước Constantinople (1888) thì kênh Suez là nằm trên lãnh thổ của Ai Cập [81, tr.155]. Lý do màẤn Độ ủng hộ Ai Cập thu hồi lại kênh đào là quan niệm cho rằng đây là biện pháp nhằm loại bỏ những di sản của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập về kinh tế, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của nước này.

Ấn Độ sau đó kêu gọi cả Cairo và London giữ kiềm chế và đối thoại tại Hội nghị London vào tháng 8/1956. Ngày 20/8/1956, đại diện Chính phủ Ấn Độ đưa ra gói giải pháp 6 điểm nhằm giải quyết vấn đề kênh đào Suez trên cơ sở thương lượng hòa bình, không làm tổn hại đến quyền lợi của các bên sử dụng kênh đào

Suez và tôn trọng độc lập chủ quyền của Ai Cập. Ấn Độ đề nghị trao chủ quyền kiểm soát kênh đào Suez cho Ai Cập, đồng thời ưu tiên các nước sử dụng kênhđào Suez trong một thời hạn nhất định và không lên án các cường quốc phương Tây. Lời đề nghị của Ấn Độ đạt được sự đồng thuận rộng rãi từ Liên Xô, Indonesia, Ceylon, và cả từ phía Ai Cập. Trong khi đó các nước phương Tây không chấp nhận. Thất bại trong âm mưu gây sức ép chính trị, ngày 20/10/1956, Pháp và Anh giật dây cho Israel, tấn công Ai Cập và đưa quân đội vào chiếm đóng kênh Suez. Chính hành động này bị Liên Xô, Mỹ và Liên hợp quốc lên án quyết liệt. Ấn Độ tuyên bố lên án hành động của Israel, gọi đó là “sự xâm lược trắng trợn” và là sự “xuất hiện trở lại của loại hình xâm lược thuộc địa trong quá khứ” [81, tr.155], đồng thời đưa ra gói giải pháp toàn diện giải quyết vấn đề Suez trên cơ sở đề nghị 6 điểm vào tháng 8/1956. Trước sự chống trả quyết liệt của nhân dân Ai Cập, sự lên án mạnh mẽ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, các nước Anh, Pháp, Israel buộc phải ngừng chiến theo yêu cầu của Liên hợp quốc ngày 6/11/1956 và rút quân khỏi Ai Cập vào đầu tháng 12/1956.

Việc rút quân đã diễn ra dưới sự quan trắc của Liên hợp quốc và một lượng lớn quân đội Ấn Độ tham gia trong lực lượng gìn giữ hòa bình. Sauđó, Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ Ai Cập trong các cuộc đàm phán tiếp theo với các nước khác để đi đến sự bìnhổn. Về sau, nước Anh đã chấp thuận sự công tâm trong các đề xuất của Ấn Độ về vấn đề kênh đào Suez.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 101 - 102)