Đấu tranh bước đầu trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao của quốc gia Ấn Độ tự trị (1947 1950)

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 39 - 40)

Hơn hai thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Anh, Ấn Độ đạt được mục tiêu cuối cùng là nền độc lập. Tuy nhiên, nền độc lập ấy vẫn chưa trọn vẹn. Hậu quả của một thời gian dài do chế độ cai trị thuộc địa mà thực dân Anh để lại cho Ấn Độ trên các mặt là rất nặng nề. Do vậy, khi Ấn Độ bắt tay vào quá trình xây dựng đất nước sau khi được tự trị và những năm đầu của nền Cộng hòa, ngoài những yếu tố thuận lợi, tình hình kinh tế, chính trị- xã hội đều có nhiều khó khăn phức tạp.

Về kinh tế, Ấn Độ vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Những tàn tích phong kiến- chế độ Daminda về sở hữu và canh tác đất đai- vẫn còn thống trị. Vị trí của tư bản Anh, Mỹ ở Ấn Độ vẫn còn rất lớn. Tư bản nước ngoài kiểm soát 47% số vốn đầu tư vào công nghiệp khai thác và chế biến dầu lửa, 90% ở ngành đường sắt… [55, tr.138]. Thiên tai tàn phá, nạn đói lan tràn khắp nước, kho dự trữ nhà nước không đủ cấp lương thực để cứu tế. Thu nhập quốc dân rất thấp (dưới 60 USD/người/năm)...

Về chính trị - xã hội, một số vùng lãnh thổ Ấn Độ còn nằm trong sự kiểm soát của Pháp và Bồ Đào Nha, sự xung đột về tôn giáo khá gay gắt…Về mặt xã hội,

gần 90% dân số bị mù chữ, những tập tục lạc hậu còn nhiều và gây tác hại cùng với sự tồn tại trên thực tế chế độ đẳng cấp từ xa xưa. Tình trạng dịch bệnh xảy ra liên miên. Các đảng cánh hữu, kể cả phái hữu trong Đảng Quốc đại, gây không ít trở ngại cho việc xây dựng một nước Ấn Độ mới.

Bên cạnh những khó khăn trên, đất nước và nhân dân Ấn Độ cũng có nhiều thuận lợi. Việc giành được độc lập hoàn toàn sau hơn hai thế kỷ bị thực dân thống trị đã đưa lại cho Ấn Độ - đất nước với số dân đông thứ hai trên thế giới- một sức mạnh mới. Ấn Độ có tài nguyên phong phú, tiềm năng thủy điện dồi dào, vị trí

chiến lược thuận lợi cho giao thông, buôn bán quốc tế cũng là một thế mạnh của Ấn Độ. Ngoài ra, Ấn Độ xây dựng đất nước trong điều kiện quốc tế khá thuận lợi. Phong trào chống đế quốc thực dân đang dâng cao ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ latinh. Sự đồng tình ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước đang phát triển và các lực lượng tiến bộ là nguồn cổ vũ lớn đối với Ấn Độ.

Đứng trước thực tế trên, sau khi giành độc lập về chính trị, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho Ấn Độ trong thời kỳ đấu tranh từ tự trị đến Cộng hòa (1947 - 1950) là phải thực hiện một loạt biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị - xã hội, ngoại giao nhằm xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, thủ tiêu tàn tích xã hội cũ, bước đầu xây dựng đường lối kinh tế tự chủ và đối ngoại độc lập, đặt nền tảng cho sự phát triển của Ấn Độ trong giai đoạn đầu của nền Cộng hòa (1950 - 1964).

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)