Hội nhập các bộ lạc trong nền văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 117)

Trong hơn một thập niên của nền Cộng hòa, nhiệm vụ thống nhất tâm lý dân tộc trong các bộ lạc vào dòng chủ lưu chính là vấn đề vô cùng phức tạp ở Ấn Độ, bởi hầu hết họ sống ở nhiều vùng miền của đất nước, với truyền thống, ngôn ngữ và nền văn hóa khác nhau. Theo điều tra dân số năm 1961, có hơn 400 cộng đồng các bộ lạc, với hơn 30 triệu người và chiếm hơn 6%dân số Ấn Độ, phần lớn tập trung ở các bang Madhya Pradesh, Bihar, Orissa, phía Đông Bắc Ấn Độ, khu vực Tây Bengal, Maharashtra, Gujarat, và Rajasthan.

Vấn đề bảo tồn những di sản xã hội và nền văn hóa phong phú của các bộ lạc là trọng tâm trong chính sách của Chính phủ Ấn Độ về hội nhập bộ lạc. Thủ tướng J. Nehru khẳng định rằng: “Vấn đề đầu tiên chúng ta phải đối mặt ở đó (trong khu vực bộ lạc) là để truyền cảm hứng cho họ bằng sự tự tin và làm cho họ cảm thấy Ấn Độ là một, và nhận ra rằng họ vinh dự là một phần trong đó” [81; tr.107]. Ở Ấn Độ, có hai cách tiếp cận về vấn đề thống nhất bộ lạc trong văn hóa dân tộc.Một là vẫn giữ nguyên tình trạng hiện có của các bộ lạc,hai là thực hiện đồng hóa vào nền văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, với cả hai cách tiếp cận này, trên cương vị là người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng J. Nehru không đồng ý. Bởi lẽ, xét ở phương diện văn hóa - xã hội, tất yếu dẫn đến sự“cô lập” và“đồng hóa” dân tộc. Theo J. Nehru, đó là một sự xúc phạm khi bỏ rơi và cô lập họ với thế giới bên ngoài. Mặt khác, nó cũng là con đường làm đảo lộn toàn bộ đời sống, dẫn tới sự phá hủy bản sắc và văn hóa của cộng đồng các bộ lạc.

Theo Hiến pháp Ấn Độ năm 1950, “mọi tầng lớp nhân dân có một ngôn ngữ, một chữ viết, một nền văn hóa riêng biệt đều có quyền duy trì ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa đó” [48, tr.16]. Do vậy, để thay thế hai cách tiếp cận này, Thủ tướng

J. Nehruủng hộ chính sách hòa nhập các bộ lạc vào xã hội, đồng thời duy trì bản sắc và văn hóa riêng của họ, tạo thành một phần không thể thiếu trong cộng đồng dân tộc Ấn Độ. Nắm vững quan điểm“thống nhất trong đa dạng”, J. Nehru khởi xướng cuộc vận động về phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực truyền thông, thiết bị y tế hiện đại, nông nghiệp và giáo dục trong khu vực của các bộ lạc. Theo đó, J. Nehru đưa ra cách tiếp cận về vấn đề hòa nhập các bộ lạc như sau:

1. Các bộ lạc phát triển theo truyền thống của mình. Không nên có sự áp đặt hay ép buộc từ bên ngoài.

2. Các quyền của họ cần được tôn trọng. Sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường vào khu vực bộ lạc phải được kiểm soát và quản lý chặt chẽ.

3. Khuyến khích các ngôn ngữ của bộ lạc.

4. Trong quản lý hành chính, cần chọn người trong chính các bộ lạc để đào tạo. Nếu là người bên ngoài được giới thiệu, lựa chọn, hoặc bổ nhiệm để quản lý, họ cần phải có sự am hiểu về văn hóa và tâm lý của bộ lạc.

5. Việc quản lý và phát triển phải thông qua các tổ chức văn hóa và xã hội riêng của họ.

Đây được coi là năm nguyên tắc quan trọng, làm nền tảng áp dụng cho quá trình thống nhất tâm lý dân tộc trong các bộ lạc, hướng đến một sự hòa hợp trong đa dạng ở Ấn Độ. Thái độ của J. Nehru đối với các bộ lạc và cách tiếp cận của ông dựa trên nền tảng chính sách dân tộc từ những năm hai mươi của Gandhi, được thống nhất bởi Tổng thống Rajendra Prasad cũng như nhiều nhà lãnhđạo chính trị lớn khác sau ngày độc lập. Đặc biệt, chính sách đó đã lần lượt được thể chế hóa trong Hiến pháp đầu tiên của Ấn Độ tại các Điều 46, 244, 275, 330, 332, 335(Chú giải 13).

Để thực hiện quá trình này, nhiều chương trình, đề án phúc lợi cho sự phát triển các bộ lạc thuộc vùng Đông Bắc, Nagaland, Mizoram, Jharkhand được xây dựng và triển khai bởi Chính phủ Ấn Độ trong giai đoạn 1950- 1964 thông qua các kế hoạch 5 năm nhằm cải thiện điều kiện kinh tế, giáo dục, cũng như thúc đẩy tiến bộ cho phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt, đối với khu vực Đông Bắc, Chính phủ Ấn Độ

nhiều lần khẳng định:đây là khu vực cần quan tâm đặc biệt. Nơi đây tập trung hơn 100 tộc người khác nhau, nói nhiều ngôn ngữ và chủ yếu sống ở vùng đồi Assam, tiếp giáp với biên giới Tây Tạng. Do vậy, việc ổn định các cộng đồng bộ lạc vùng này không những đảm bảo an ninh biên giới, mà còn góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nền văn hóa Ấn Độ. Ngoài ra, Hiến pháp Ấn Độ cũng quy định cho phép các bộ lạc nơi này sống theo cách riêng của họ với một quy chế tự trị đặc biệt trong cơ quan biên giới Đông Bắc (NEFA) được thành lập năm 1951. Thông qua đó, những chính sách phát triển cho các bộ lạc lần lượt được triển khai, đồng thời vẫn giữ nguyên kết cấu của các mô hình xã hội, văn hóa và cuộc sống của họ.

Nhìn chung, mục tiêu ban đầu trong việc hội nhập các bộ lạc vào nền văn hóa dân tộc của Chính phủ Ấn Độ bước đầu được thực hiện có hiệu quả. Đây cũng là cơ sở đảm bảo cho Ấn Độ đạt được mục tiêu củng cố độc lập dân tộc trong giai đoạn này.

Tiểu kết chương 3

Nhìn lại chặng đường trong sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ 1950- 1964, có thể nhận thấy:

Thứ nhất, đây là một quá trình khá phức tạp, mang đặc thù riêng của quốc gia dân tộc, chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố. Vì vậy, Chính phủ J. Nehru không ngừng nỗ lực tìm kiếm những phương thức phù hợp nhằm xây dựng quốc gia- dân tộc thống nhất, thông qua các chính sách, biện pháp phát triển quốc gia trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội. Hơn nữa, Ấn Độ đã khéo léo kết hợp các chính sách đó với bối cảnh quốc tế và khu vực đầy phức tạp trong thời kỳ Chiến tranh lạnh để vừa củng cố độc lập dân tộc thành công, vừa nâng cao vai trò và uy tín của mình trên trường quốc tế trong kỷ nguyên Nehru. Những thành tựu đạt được trong sự nghiệp củng cố độc lập của Cộng hòaẤn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964 thật sự đã tạonền tảng và tiền đề cho sự phát triển quốc gia thời kỳ sau.

Thứ hai, về phương diện kinh tế, giai đoạn 1950 - 1964, trên cơ sở ưu tiên chiến lược phát triển hợp lý, khoa học, phù hợp với đặc thù của quốc gia, Ấn Độ

xây dựng một nền kinh tế kế hoạch hóa thông qua 3 kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ nhất (1951- 1955), lần thứ hai (1956- 1961), lần thứ 3 (1961 - 1965) trong đó chú trọng cho thành phần kinh tế nhà nước. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập người dân không ngừng tăng. Đặc biệt, Ấn Độ phát huy tiềm năng trong nước với ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại; tạo sự phát triển hài hòa, và là nền tảng cho cuộc “Cách mạng xanh”, “Cách mạng trắng” sau này.

Thứ ba, trên phương diện chính trị, nền chính trị được kiện toàn thông qua 3 cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên dưới chính thể Cộng hòa,Đảng Quốc đại vẫn là chính đảng cầm quyền. Công cuộc cải cách hành chính năm 1956 đạt được thành công lớn khi đã thayđổi cách phân chia đơn vị hành chính phức tạp trước kia bằng việc thiết lập nên 14 bang mới và các khu vực tự trị. Qua đó dấu vết còn lại của chế độ thực dân Anh duy trì trên đất Ấn dần xóa bỏ, tạo nền tảng cho quá trình hoàn thiện các đơn vị hành chính sau này. Đặc biệt, quá trình đấu tranh thu hồi các lãnh thổ thuộc Pháp và Bồ Đào Nha giành được thắng lợi lớn. Quá trìnhđó vừa đáp ứng với xu thế của thời đại, vừa nhận được sự đồng thuận từ các dân tộc cùng cảnh ngộ trên các diễn đàn quốc tế, đi đến thủ tiêu hoàn toàn những hình thức còn lại của chủ nghĩa thực dân, đảm bảo chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Về văn hóa - xã hội,

Ấn Độ có những bước đi ban đầu trong giải quyết vấn đề nhạy cảm và phức tạp về ngôn ngữ, cũng như tâm lý hòa nhập của các bộ lạc vào dòng chủ lưu chính trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc“thống nhất trong đa dạng”.

Thứ tư, nền quốc phòng Ấn Độ được đầu tư khá toàn diện. Trang bị quốc phòngẤn Độ ngày càng hiện đại và vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới khi những tham vọng mở rộng lãnh thổ xuống vùng Tây - Nam của Trung Quốc biểu hiện rõ nét hơn. Thêm vào đó, trên thực tế, Chính phủ J. Nehru ngày càng tăng cườngmối quan hệ của Cộng hòaẤn Độ với các vương quốc chiến lược trên dãy Himalaya. Với Sikkim, Ấn Độ thi hành chính sách bảo hộ và thắt chặt quan hệ thân hữu để đến năm 1975 sáp nhập nó thành bang thứ 22 của Ấn Độ. Còn với Bhutan và Nepal, Chính quyền J. Nehru thực hiện đối ngoại thân hữu bằng cách công nhận nền độc lập và tăng cường giúp đỡ, viện trợ cho bạn để chấp nhận quan

điểm đối ngoại của mình. Đúng như nhận định của một nhà báo chính trị Mỹ viết vào tháng 6/1956:

Khía cạnh thực tế chủ đạo trong chính sách đối ngoại của J. Nehru là Himalaya. Đây là vùng cao nguyên rộng lớn của Tây Tạng với một biên giới phía Nam hơn 2.500 dặm che mờ cả vùng đồng bằng Ấn Độ. Ấn Độ được quan tâm để buộc các nước trong dãy Himalaya như Sikkim, Nepal, Bhutan cam thiệp dưới sự che chở của nó [101, tr.60-61].

Thứ năm, quan trọng hơn, Ấn Độ đã trụ vững trước vòng xoáy của cuộc Chiến tranh lạnh bằng đường lối ngoại giao khôn khéo: hòa bình, trung lập và không liên kết. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, cách thức xử lý của Ấn Độ lại linh hoạt, phù hợp với bối cảnh quốc tế, đảm bảo phục vụ lợi ích dân tộc. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ triển khai quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, mặc dù trong quá trìnhđó vẫn còn một số bất đồng. Chính quyền J. Nehru khéo léo cân bằng trong quan hệ với hai cực Xô- Mỹ, vừa hợp tác, vừa tranh thủ sự giúp đỡ trong quá trình phát triển quốc gia. Với Năm nguyên tắc chung sống hòa bình nổi tiếng, có thể khẳng định rằng: Ấn Độ thật sự trở thành“thủ lĩnh” trong Phong trào không liên kết thời kỳ Chiến tranh lạnh, góp phần nâng cao địa vị quốc gia trên trong các mối quan hệ quốc tế; đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới.

Chương 4

NHẬN XÉT VỀ SỰ NGHIỆP CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘCCỦA CỘNG HÒAẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1950- 1964

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)