Đặc điểm của sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950-

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 136 - 148)

Một là, sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964 đặt nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển quốc gia thời kỳ tiếp theo.

Trên cơ sở đường lối xây dựng đất nước nói chung và phát triển kinh tế nói riêng của Chính phủ Ấn Độ -đường lối độc lập tự chủ - mà Thủ tướng J. Nehru là “kiến trúc sư” không chỉ phù hợp với tình hìnhẤn Độ và xu thế của thời đại mà còn

tạo nền tảng cho sự phát triển cho thời kỳ sau. Thật vậy, quá trình phát triển kinh tế Ấn Độ sau năm 1964 là sự kế tục những định hướng phát triển mà Chính phủ Ấn Độ đề ra và thực hiện trong giai đoạn 1950- 1964. Chính sách kinh tế hỗn hợp mà nòng cốt là ưu tiên phát triển công nghiệp nhà nước tiếp tục trở thành nội dung chủ đạo trong định hướng phát triển kinh tế Ấn Độ sau năm 1964. Vai trò của tư bản nhà nước cùng với chương trình kế hoạch hóa đã được đưa vào hệ thống quản lý kinh tế quốc dân.

Qua 3 kế hoạch đầu tiên, về cơ bản, nền tảng ban đầu của nền kinh tế Ấn Độ hiện đại đã hình thành. Trên cơ sở đó, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục đưa ra và thực hiện các kế hoạch 5 năm theo hướnghạn chế đầu tư chiều rộng, chú trọng đầu tư chiều sâu. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thành tựu nổi bật nhất phải kể đến là cuộc “Cách mạng xanh” và “Cách mạng trắng”. Từ giữa những năm 60, Ấn Độ bắt đầu thực hiện cuộc “Cách mạng xanh”. Chỉ trong một thời gian, cuộc cách mạng này mang lại kết quả to lớn. Sản lượng lương thực tăng từ 72,35 triệu tấn (năm 1966) lên 150 triệu tấn (năm 1985) và đạt tới 176 triệu tấn (năm 1990). Từ một nước thiếu lương thực triền miên, đến giữa những năm 80, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và có kho dự trữ chiến lược. Trong khoảng 3 thập kỷ, từ những năm 50 đến những năm 70,Ấn Độ đạt mức tăng bình quân hàng năm là 3,5%, những năm 80 đạt bình quân là 5,5%. Mức tăng này mặc dù không cao như một số nước đang phát triển ở châu Á khác như nhóm nước NICs hay ASEAN nhưng đều và liên tục trong một thời gian dài 4 thập kỷ. Cuộc cách mạng này đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới (1995). “Cách mạng trắng” bắt đầu từ năm 1970 khi Ấn Độ tiến hành chương trình sản xuất sữa trên toàn quốc cũng tạo nên những bước đột phá lớn. Đàn gia súc năm 1989 lên tới 195 triệu con bò, 55 triệu con cừu. Có khoảng gần 1,6 triệu người sản xuất sữa ở nông thôn tham gia vào chương trình này, tạo nguồn việc làm và thu nhập quan trọng cho nông dân. Sản lượng sữa của Ấn Độ tăng lên nhanh chóng qua các giai đoạn, từ 20,8 triệu tấn (năm 1970) lên 55,5 triệu tấn (năm 1990) [60, tr.240]. Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất sữa hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực công nghiệp, với nền tảng công nghiệp hóa đất nước trong giai đoạn 1950 - 1964, sau năm 1964, công nghiệp vẫn

trở thành ngành then chốt của nền kinh tế đất nước. Ấn Độ đã xây dựng được nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như: đóng tàu, chế tạo máy bay, ô tô, máy công cụ, hóa chất, hóa dầu, năng lượng nguyên tử, công nghệ phần mềm máy tính... Chiến lược công nghiệp hóa đưa Ấn Độ trở thành nước đứng thứ 10 trong các nước có nền công nghiệp phát triển với tốc độ trung bình hàng năm là 5% [55, tr.161]. Về khoa học- kỹ thuật, Ấn Độ đứng thứ ba thế giới về đội ngũ các nhà khoa học có trìnhđộ cao đào tạo trong nước (sau Mỹ, Nga). Quốc gia này đã thử hạt nhân thành công vào tháng 5/1974, phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên tháng 4/1975…

Nền tảng chính trị với một Hiến pháp được thể chế hóa và áp dụng rộng rãi trong đời sống chính trị xã hội (vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay), bộ máy chính quyền tập trung dân tộc dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ J. Nehru đã tạo nên sự ổn định tương đối trong một thời gian dài của quốc gia Ấn Độ. Điều đó làm cơ sở để sau năm 1964, giai đoạn cầm quyền của Thủ tướng L. Shastri (1964 - 1966), I. Gandhi (1966 - 1984), và sau này là Rajiv Gandhi (1984 - 1991) dù có nhiều biến động khá phức tạp, về cơ bản, nền chính trị Ấn Độ tiếp tục ổn định, vẫn dưới quyền lãnhđạo của gia đình J. Nehru, với sự cầm quyền của Đảng Quốc đại.

Về đối ngoại, trên cơ sở chính sách đối ngoại “hòa bình, trung lập, không liên kết” thời kỳ 1950- 1964,Ấn Độ thật sự trở thành quốc gia có ảnh hưởng chính trị sâu rộng ở châu Á và thế giới. Sau năm 1964, Ấn Độ tiếp tục củng cố, phát triển hơn nữa chính sách này. “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình” và “Mười nguyên tắc Bandung” vẫn còn nguyên giá trị trong hệ thống quan hệ quốc tế sau này. Ấn Độ vẫn duy trìđường lối ngoại giao cân bằng giữa các nước lớn. Nét đặc sắc nhất trong quan hệ giữa Ấn Độ với các nước lớn thời kỳ này là việc Ấn Độ và Liên Xô đã ký Hiệp ước hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác năm 1971. Điều đó đảm bảo vững chắc cho nền hòa bình và an ninh của Ấn Độ trước sự đe dọa từ Trung Quốc, Pakistan được sự hậu thuẫn của Mỹ. Nó đánh dấu thời điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, tạo điều kiện cho nước này tăng cường vị trí tại tiểu lục địa. Bên cạnh đó, bằng đường lối ngoại giao năng động của mình,Ấn Độ tiếp tục là đầu tàu, đặc biệt trong vai trò Chủ tịch Phong trào không liên kết (1983- 1986)…

Có thể nói, những thành tựu về kinh tế, chính trị và đối ngoại mà giai đoạn 1950 - 1964 để lại cho sự nghiệp phát triển quốc gia Ấn Độ sau “kỷ nguyên Nehru”

là rất to lớn và đặc biệt quan trọng. Hai nhiệm vụ vừa củng cố độc lập, vừa phát triển đất nước là biện chứng và không thể tách rời đã tạo cho giai đoạn này có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử Ấn Độ. Ấn Độ đã xác lập được vị thế nước lớn trong khu vực và thế giới.

Hai là, sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ (1950 - 1964) góp phần hoàn thiện hơn chính sách đối ngoại “hòa bình, trung lập, không liên kết”, trở thành xu hướng phát triển độc đáo trong bối cảnh Chiến tranh lạnh.

Sau khi giành độc lập, Chính phủ Ấn Độ do Thủ tướng J. Nehru đứng đầu đã theo đuổi đường lối đối ngoại đúng đắn để xây dựng nước Ấn Độ độc lập và phồn thịnh. Mục tiêu hàng đầu trong các hoạt động đối ngoại là phấn đấu cho hòa bình và ổn định của Ấn Độ và của các quốc gia, dân tộc. Bằng chính sách đối ngoại “hòa bình, trung lập, không liên kết”,Ấn Độ đã thành công nhất định trong những nhiệm vụ cao cả: vừa củng cố độc lập dân tộc, đưa Ấn Độ trở thành một nước hùng cường, vừa ủng hộ phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.

Với tầm vóc của một nước lớn ở Nam Á, Ấn Độ không thể không muốn đóng vai trò lãnh đạo trong khu vực và không thể không kỳ vọng về một vai trò cường quốc trên thế giới. Đây chính là cơ sở của chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Chính sách không liên kết cũng thường được giải thích là biện pháp loại trừ ảnh hưởng của các siêu cường và khẳng định vai trò lãnh đạo của Ấn Độ tại tiểu lục địa này. Chính sách đó trở thành cốt lõi cho các hoạt động đối ngoại của Ấn Độ kể từ khi giành độc lập cho đến nay. Trong giai đoạn 1950 - 1964, Ấn Độ đã áp dụng khá nhuần nhuyễn chiến thuật liên minh và cân bằng lực lượng, khi thìđẩy mạnh quan hệ với Liên Xô, lúc thì cải thiện quan hệ với phương Tây. J. Nehru đã coi đây là chính sách tốt nhất để Ấn Độ vừa duy trì được lập trường độc lập của mình trong các vấn đề quốc tế phù hợp với lợi ích dân tộc, vừa lợi dụng được địa vị to lớn của mình trong thế giới có hai phe đối địch để phát huy vai trò trung gian hòa giải Xô - Mỹ và hai phe, đóng góp vào việc củng cố hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Mặt khác, một chính sách trung lập như vậy cũng tạo điều kiện để tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác của cả hai phe, phục vụ cho việc

khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và từng bước phát triển nền kinh tế. Ví như, trong quan hệ với Liên Xô,Ấn Độ đã tranh thủ sự giúp đỡ của cường quốc đi đầu phe xã hội chủ nghĩa bằng những chuyến viếng thăm giữa hai bên. Tháng 6/1955, nhận lời mời của Chính phủ Liên Xô, Thủ tướng J. Nehru đã sang thăm. Kết quả của chuyến thăm là giữa Liên Xô vàẤn Độ đã đặt những quan hệ chặt chẽ và tiếp tục được phát triển trên Năm nguyên tắc chung sống hòa bình. Việc đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Khrushchev dẫn đầu sang thăm Ấn Độ tháng 12/1955 có một ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố các quan hệ giữa hai nước. Các vị đại biểu của Liên Xô được đa số nhân dân Ấn Độ hoan nghênh rất nhiệt liệt. Cuộc đi thăm đó đãđưa đến việc ký hiệp định thương mại 5 năm 1953- 1958 giữa Liên Xô vàẤn Độ. Theo hiệp định này, Liên Xô tuyên bố cung cấp cho Ấn Độ 1 triệu tấn sắt trong thời hạn 3 năm từ năm 1956, đồng thời thỏa thuận sẽ bán cho Ấn Độ những máy móc thiết bị khai thác dầu, công nghiệp mỏ và các máy móc thiết bị khác với những điều kiện ưu đãi.Đây là cơ sở quan trọng để hai nước tiếp tục ký kết các hiệp định thương mại 5 năm lần thứ hai (1959 - 1963) vào tháng 11/1958, 5 năm lần thứ ba (1963 - 1968) vào tháng 6/1963, thúc đẩy kim ngạch thương mại hai nước ngày càng tăng…

Trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của mình, Ấn Độ rất trung thành với những nguyên tắc đã vạch ra, thể hiện một thái độ trung lập tích cực. Năm 1954,Ấn Độ đã tích cực tham gia vào việc vận động chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ấn Độ cùng với Trung Quốc đã đề xướng “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình” nổi tiếng. Với sự đóng góp của mình,Ấn Độ còn có uy tín trong việc xây dựng khối đoàn kết các nước Á- Phi chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Tháng 9/1954, Mỹ và đồng minh đã thành lập tổ chức “Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á” (SEATO). Ấn Độ đã phản đối việc lập các tổ chức quân sự loại này. Thủ tướng J. Nehru tuyên bố rằng: “Khu vực hòa bình phải không ngừng được mở rộng, phải bao gồm càng nhiều nước càng tốt và cuối cùng để đạt được mục đích tiêu diệt các tập đoàn quân sự” [38, tr.138].

Chính sách không liên kết trên cơ sở chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, bảo vệ hòa bình, độc lập và phát triển kinh tế của Ấn Độ đã thu hút được sự ủng hộ

đông đảo của các nước thuộc thế giới thứ ba, các nước đang đấu tranh cho độc lập dân tộc. Ấn Độ quan niệm rõ rằng:

Không liên kết không có nghĩa là giữ thái độ “trung lập” trong các quan hệ quốc tế, không có nghĩa là ngồi im trước các sự kiện, mà cần tỏ thái độ dứt khoát như đối với vấn đề chạy đua vũ trang, chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược. Không liên kết là phải ủng hộ và hợp tác chặt chẽ giữa các nước để bảo vệ hòa bình, giữ vững an ninh, tăng cường giúp đỡ nhau xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập và tự chủ của mỗi nước [38, tr.139].

Trong bối cảnh quốc tế có sự phân hóa thành hai cực đối lập giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứhai, chính J. Nehru là người đi tiên phong trong Phong trào không liên kết. J. Nehru hiểu rằng các nước nghèo, mới giành lại độc lập ở châu Á và châu Phi sẽ chẳng đạt được lợi ích gì và mất rất nhiều thứ nếu tham gia và các khối quân sự trên. Họ có thể bị lợi dụng như là những con tốt thí trong một cuộc chiến chẳng liên quan gì tới họ. Cuộc chiến mà họ cần tham gia chính là đấu tranh chống lại nghèo đói, mù chữ và bệnh tật hơn làtham gia vào các khối quân sự đó [81, tr.149]. Ấn Độ và các nước vừa giành được độc lập muốn hướng đến sự hòa bình và phát triển kinh tế. Do đó, Ấn Độ đã không cổ xúy và tham gia vào các Hiệp ước Baghdad, Manila, SEATO, CENTO.

Ấn Độ đã tiến rất xa trong quá trình trung lập hóa, không can dự vào bất kỳ khối quân sự nào. J. Nehru nhận thức được việc không liên kết tức là tự do đưa ra chính kiến, tự do quyết định cái đúng, cái sai, tự do ủng hộ điều mình cho là lẽ phải.

Chúng ta dứt khoát phản đối chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng như bom hạt nhân, các cuộc xâm lược, đàn áp. Chúng ta thực hiện việc không liên kết đối với các hiệp ước quân sự, đồng thời kịch liệt phản đối việc ép buộc các quốc gia mới giành độc lập ở châu Á và châu Phi tham gia vào cỗ máy Chiến tranh lạnh. Mặt khác, chúng ta được tự do lên án bất kỳ động thái nào phá hoại hòa bình và hạnh phúc của nhân loại [81, tr.150].

Phong trào không liên kết đã trở thành biểu tượng cho sự trỗi dậy của Ấn Độ và các quốc gia mới giành lại độc lập khác trong việc nâng cao giá trị của sự độc lập, thoát khỏi chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Là một trong những lãnh tụ đề xướng phong trào, J. Nehru đã góp phần khẳng định ra những tiêu chuẩn cơ bản của một nước không liên kết: thực hiện chính sách độc lập trên những nguyên tắc chung sống hòa bình và không liên kết, luôn ủng hộ phong trào độc lập dân tộc, không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào.

Trong thực tế, Ấn Độ luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế thông qua phương pháp hòa bình: thương lượng, đàm phán. Hơn nữa các nhà lãnh đạo Ấn Độ thường tuyên bố rằng hòa bình và độc lập luôn luôn phải gắn bó chặt chẽ với nhau. J. Nehru nhấn mạnh: “Nói chung, chính sách đối ngoại hòa bình có thể giải quyết được những vấn đề của khu vực và của toàn cầu, đảm bảo cho việc củng cố an ninh bằng sự hợp tác và tạo ra một nền hòa bình bền vững” [24, tr.62]. Với quan điểm đúng đắn đó, Ấn Độ luôn ủng hộ các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân, chống chạy đua vũ trang, đòi giải trừ quân bị, cấm thử vũ khí hạt nhân… Đó là quan điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau ngày độc lập. Ấn Độ đóng vai trò quan trọng vào việc làm dịu tình hình căng thẳng trong một số vấn đề quốc tế và khu vực bằng giải pháp thương lượng, hòa bình như các sự kiện: chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Triều Tiên, sự kiện Ai Cập quốc hữu hóa kênh đào Suez, Liên Xô đưa quân vào Hungari, cuộc nội chiến ở Congo…

Có thể nói rằng, đây là một sự đóng góp tích cực và hiệu quả của Ấn Độ vào sự nghiệp bảo vệ và củng cố nền hòa bình thế giới, đặc biệt trong tình hình thế giới có nhiều biến động, phức tạp như thời kỳ Chiến tranh lạnh. Do vậy, vị thế của Ấn Độ ngày càng nâng cao trong cộng đồng quốc tế. Mặt khác, chính

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 136 - 148)