Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 31)

nói riêng. Là một quốc gia rộng lớn, lại vừa mới giành được độc lập, Ấn Độ cũng không nằm ngoài sự tác động của ván bài nêu trên.

Đó cũng chính là nhân tố quan trọng dẫn đến sự ra đời con đường không liên kết và Phong trào không liên kết màẤn Độ là một trong những quốc gia tiên phong sáng lập. Hơn nữa, Trật tự hai cực và Chiến tranh lạnh cũng buộc các nước lớn có cách nhìn mới hơn về thuộc địa, đặc biệt là những quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, hoặc những nơi mà phong trào giải phóng dân tộc do giai cấp tư sản lãnhđạo. Cả Liên Xô và Mỹ đều nhận thức tầm quan trọng của khu vực Nam Á, nhất là Ấn Độ đối với thế giới nên có những chính sách đặc biệt với khu vực này.

2.1.2. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, độc lậpdân tộc dân tộc

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ, phát triển và đạt được những thành tựu chưa từng có cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đã lôi cuốn hàng triệu nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ latinh vào cuộc đấu tranh rộng lớn, không ngừng tấn công vào chủ nghĩa thực dân cũ và mới, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa vốn đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ trước. Trước ý chí độc lập của các dân tộc trên thế giới, trong khóa họp lần thứ XV năm 1960 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua văn kiện quan trọng

“Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và các dân tộc thuộc địa”. Tuyên ngôn nhấn mạnh các nước thực dân vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế, khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lý quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Tuyên ngôn phi thực dân hóa đã góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa. Tiếp đó, khóa họp lần thứ XVIII của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1963 thông qua“Tuyên ngôn đòi xóa bỏ mọi đạo luật, mọi quy chế phân biệt chủng tộc”, trong đó khẳng định việc xóa bỏ mọi đạo luật, mọi quy chế phân biệt chủng

tộc, lên án mọi hành động tuyên truyền của các tổ chức phân biệt chủng tộc. Hàng loạt các quốc gia ở châu lục Á, Phi, Mỹ latinh đã tuyên bố độc lập. Bộ mặt của các châu lục Á, Phi và Mỹ latinh từng bước thay đổi căn bản: từ những thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lần lượt trở thành các quốc gia độc lập và tham gia vào đời sống chính trị quốc tế, tạo ra sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới.

Để sức mạnh đó thật sự phát huy vai trò của mình, một số quốc gia đã tham gia sáng lập Phong trào không liên kết. Đó là phong trào quốc tế rộng lớn bao gồm các nước với chủ trương không liên kết trong chính sách đối ngoại, không thamgia vào bất cứ khối quân sự- chính trị nào, đấu tranh giành độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, hợp tác quốc tế trên cơ sở cân bằng và có lợi, thiết lập nền kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lý, bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc. Với tư cách là thành viên sáng lập của tổ chức, Ấn Độ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong diễn đàn này.

Mặt khác, sau khi giành độc lập, các nước Á, Phi, Mỹ latinh đều bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội. Bởi lẽ, độc lập về chính trị vẫn chưa phải là độc lập hoàn toàn, các nước đế quốc không dễ dàng từ bỏ quyền lợi của mìnhở các thuộc địa, do đó nguy cơ lệ thuộc dưới nhiều hình thức mới là rất lớn. Công cuộc xây dựng được bắt đầu ở những thời gian sớm muộn khác nhau, nhưng đối với tất cả các nước này là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ. Trong quá trình đó, cuộc chiến đấu vì sự phát triển sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần so với cuộc chiến đấu vì tự do. Nhiều nước đãđạt được những tiến bộ và tạo nên biến đổi nhất định trong đời sống kinh tế xã hội. Rõ ràng sự phát triển về kinh tế của các nước có được xuất phát từ sự mở đường độc lập về chính trị, góp phần quan trọng vào củng cố độc lập chính trị.

Tuy nhiên, những thành tựu mà các nước Á, Phi, Mỹ latinh đạt được cũng chưa đủ để làm thay đổi bức tranh kinh tế lạc hậu, lệ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa, thường chịu thua thiệt, bất bình đẳng trong quan hệ với các cường quốc của thế giới tư bản. Đứng trước điều này, sau khi đạt được quyền tự trị và bắt tay vào công cuộc xây dựng, củng cố nền Cộng hòa, Chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực tìm kiếm

những giải pháp, chiến lược phát triển đất nước, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đặt ra, đưa đất nước đi tới sự ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)