Chiến tranh Triều Tiên

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 97 - 98)

Ấn Độ đóng vai trò năng động trong cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên như một nhà lãnhđạo của các quốc gia trung lập. Trước những động thái từ phía Trung Quốc, Mỹ và Bắc Triều Tiên, tháng 8/1950,Ấn Độ đưa ra một đề nghị mới là giao việc trung gian hòa giải cho các thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, kết quả của những cố gắng hòa bình nàyđều bị Mỹ bác bỏ. Là một quốc gia theo đường lối không liên kết, Ấn Độ rất do dự có nên tham gia vào một cam kết quân sự chống lại Bắc Triều Tiên hay không? Thay vào đó, để hỗ trợ cho Liên hợp quốc (Ấn Độ lúc này ủng hộ Mỹ trong Hội đồng an ninh của Liên hợp quốc), Ấn Độ quyết định gửi một đơn vị y tế cho Nam Triều Tiên để điều trị cho các bệnh nhân và những người bị thương trong chiến tranh như một hành động nhân đạo.

Sau nhiều lần đàm phán giữa các bên, đặc biệt là từ tháng 5/1952, trở ngại duy nhất còn ngăn cản đi đến một hiệp định đình chiến ở bán đảo Triều Tiên là vấn đề tù binh. Về vấn đề này, Mỹ đòi tù binh hồi hương trên cơ sở tự nguyện với mục đích muốn giữ lại một số tù binh Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Bị phía Trung - Triều bác bỏ, tháng 10/1952, Mỹ tự ý cắt đứt cuộc thương lượng và mở cuộc tiến công mới, tuy nhiên tất cả đều thất bại. Khi Mỹ chính thức yêu cầu Ấn Độ có sáng kiến để đạt được một hiệp ước đình chiến trong cuộc chiến tranh, cùng với đại diện các quốc gia Á- Phi trong Liên hợp quốc, ngày 17/11/1952,Ấn Độ soạn thảo một nghịquyết thỏa hiệp, trình lênĐại hội đồng. Theo đó:

1. Tất cả các tù binh nên được trao trả và hồi hương theo quy định của Công ước Geneve đối với việc điều trị các tù binh trong chiến tranh ngày 12/8/1949, phù hợp với những thông lệ, với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, và với những quy định của dự thảo hiệp định đình chiến.

2. Không được sử dụng vũ lực để chống lại các tù binh. Họ cần được đối xử phù hợp với các điều khoản cụ thể của Công ước Geneve và với tinh thần chung đó [104, tr.29].

Ngày 1/12/1952, dự thảo nghị quyết đã được thông qua lần đầu tiên tại Đại hội đồng với số phiếu tán thành là 53/5. Tuy nhiên, đề nghị này của Ấn Độ bị chỉ trích từ Liên Xô và Trung Quốc, bởi họ nghi ngờ Ấn Độ hành động dưới áp lực của Mỹ.

Sau khi có một số sửa đổi, Liên hợp quốc yêu cầu Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chấp nhận đề nghị để cho“một nền hòa bình được xây dựng lâu dài tại Triều Tiên”. Tuy nhiên, cả hai đều từ chối đề nghị này và cho rằng“không có cơ sở pháp lý, và không công bằng”. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chỉ muốn có một cuộc hồi hương chính thức.

Trước sự bế tắc của các cuộc đàm phán, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã gửi một thông điệp vào ngày 2/2/1953, rằng nước Mỹ sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Vài ngày sau,Ấn Độ bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng Mỹ có thể thực hiện mối đe dọa này và đồng nghĩa có thể xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới. Tháng 2/1953, Liên hợp quốc gửi một bức thư tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên thông báo sẽ sẵn sàngđể hồi hương các tù binh. Ngày 28/3/1953, cả hai đã đồng ý. Ấn Độ kêu gọi Liên hợp quốc bằng những nỗ lực của mìnhđể giữ các cuộc đàm phán được tiếp tục. Ngày 1/6/1953, thỏa thuận về việc hồi hương của các tù binh được ký kết. Thỏa thuận này tương tự vớinhững đề xuất của Ấn Độ trước đó. Ngày 27/7/1953, hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được ký kết.

Những nỗ lực của Ấn Độ dần dần được công nhận bởi cả hai khối. Sau đó, Ấn Độ trở thành Chủ tịch Hội đồng hồi hương các quốc gia trung lập (NNRC)(Chú giải 10), có đầy đủ thẩm quyền thực hiện hợp pháp chức năng và trách nhiệm của mìnhđối với sự kiểm soát các tù binh chiến tranh.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 97 - 98)