Vấn đề dân tộc, ngôn ngữ vẫn chưa được giải quyết sau cuộc cả

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 129 - 130)

cách hành chính năm 1956

Sau khi bản đồ hành chính được vẽ lại, chính phủ của Thủ tướng J. Nehru và lãnhđạo Đảng Quốc đại bắt đầu lo ngại rằng tất cả các vấn đề dân tộc gắn với việc phân chia hành chính và thành lập các bang trên cơ sở dân tộc tất yếu dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa biệt lập (Particularism). Do vậy, chính phủ trung ương đã ra chỉ thị thành lập 5 vùng dưới sự cai quản của Hội đồng vùng. Hội đồng gồm các đại diện chính phủ trung ương và chính phủ các bang tương ứng. Các Hội đồng vùng làm công việc tư vấn, kế hoạch hóa, chương trình phát triển kinh tế của các bang, giải quyết vấn đề các dân tộc thiểu số, tranh chấp biên giới, sử dụng nguồn nước, giao thông vận tải…

Tuy nhiên, cải cách lãnh thổ hành chính năm 1956 đã không giải quyết được vấn đề dân tộc ở Ấn Độ. Tình hìnhđặc biệt phức tạp ở các bang có nhiều ngôn ngữ như: Bombay, Assam, Punjab. Từ đây bùng lên cuộc đấu tranh nhằm thành lập các bang trên cơ sở ngôn ngữ. Kết quả là, dưới áp lực đấu tranh của các tộc người ở nhiều địa phương do một số đảng tại các nơi đó lãnhđạo, chính phủ đã phải nhượng bộ. Lấy bang Punjab làm ví dụ: bang này có cư dân nói hai thứ tiếng Punjabi và Hindi. Sau cuộc đấu tranh lâu dài 8 năm, đến năm 1964, chính phủ trung ương mới tách bang Haryana nói tiếng Hindi ra khỏi bang Punjab. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu của phong trào đòi quyền tự trị ở bang Assam tại Đông Bắc Ấn Độ, đầu năm 1963, Chính phủ J. Nehru đã thành lập bang mới Nagaland.

Mặt khác, trong khi cách phân chia hành chính này là một bước tiến bộ và giải quyết được vấn đề thành lập các bang gồm những dân tộc đông người ở Ấn Độ, việc cải tổ không đề cập đến đất đai của những dân tộc ít người hơn cho nên họ tiếp tục đấu tranh đòi được hưởng chế độ tự trị. Do đó, những bất ổn trong việc phân chia các bang dựa trên cơ sở ngôn ngữ lại tiếp tục xuất hiện. Trước hết, việc đem nhập vào bang Bombay đất đai của dân tộc Marathi và Gujarati, đã làm cho cả hai dân tộc này bất mãn. Sự bất mãn này là nguyên nhân gây nên những vụ xung đột khá nghiêm trọng giữa nhân dân và cảnh sát. Cả hai dân tộc đều đòi chia bang Bombay thành hai bang, lấy tên là bang Maharashtra và Gujarat. Bạo lực và đốt phá diễn ra tại thành phố Ahmedabad và sau đó lan sang các khu vực khác của Gujarat. Có khoảng 16 người bị giết và hơn 200 người bị thương trong các vụ đụng độ với cảnh sát. Không những thế, trong cuộc Tổng tuyển cử năm 1957, số lượng cử tri ủng hộ Đảng Quốc đại xuống mức thấp nhất. Trước yêu cầu trên cùng với những cuộc đấu tranh liên tiếp xảy ra trong vòng 5 năm, cuối cùng, Chính phủ Ấn Độ cũng đồng ý. Tháng 5/1960, bang Bombay được chia thành hai bang Maharashtra (với thủ phủ là Mumbai) và bang Gujarat (với thủ phủ là Ahmedabad).

Liên quan đến cuộc đấu tranh dân tộc ở Ấn Độ còn phải nói tới vấn đề ngôn ngữ. Khi những mâu thuẫn trong việc tổ chức lại các đơn vị lãnh thổ hành chính trên cơ sở ngôn ngữ năm 1956 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, thì những quyết định của nhà nước về vấn đề ngôn ngữ tạo nên sự phản đối mạnh mẽ trong giới tư sản dân tộc, nhất là tư sản ở miền Nam Ấn Độ. Bởi lẽ tiếng Anh là ngôn ngữ được giới tư sản Ấn Độ sử dụng chính trong hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời điều nàyảnh hưởng đến những khu vực ở Ấn Độ mà cư dân vốn chỉ sử dụng ngôn ngữ bản địa. Vì thế, các cuộc biểu tình được tổ chức ở nhiều nơi. Câu hỏi về ngôn ngữ được sử dụng trong trường học và trong kinh doanh trở thành vấn đề gây tranh cãi chính trị trong nước từ cuối những năm 50 trở đi.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)