Thu hồi các vùng lãnh thổ thuộc Pháp

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 73 - 75)

Đối với Pháp, những vùng đất thuộc Ấn có vị trí chiến lược rất quan trọng không những về kinh tế mà còn cả về địa chính trị. Đây là những vùng đất nằm ở vị trí cửa ngõ vào tiểu lục địa Ấn Độ, trên huyết mạch giao thông từ chính quốc- châu Phi - Madagaxca sang Nam Á và Đông Nam Á. Vị trí quan trọng ấy khiến Chính phủ Pháp không muốn rời bỏ vùng đất này dù họ biết chắc rằng đó là vấn đề sớm muộn cũng xảy ra.

Chính phủ Thủ tướng J. Nehru ngay sau khi giành được quyền tự trị đã nhiều lần khẳng định quyết tâm thu hồi những vùng đất này. Sự kiện ngày 10/7/1949, tuyên bố Ấn - Pháp về việc trao chủ quyền Chandernagore cho Ấn Độ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở đầu cho quá trình trao trả các vùng đất còn lại sau này, thông qua cách thức giải quyết bằng hòa bình và thương lượng. Trong thời gian từ năm 1950 đến 1954, phong trào đấu tranhở Pondicherry giữa hai xu hướng ủng hộ hợp nhất vào Ấn Độ (dưới sự lãnh đạo của V. Subbiah) và ủng hộ thuộc Pháp (dưới sự lãnh đạo của Edouard Goubert) diễn ra gay gắt. Trong khi đó, dựa trên những yêu cầu từ phía Pháp và qua những ý kiến phản đối của Ấn Độ, từ ngày

28/3 đến ngày 22/4/1951, Tòa án quốc tế đã cử một đoàn quan sát viên trung lập tới Ấn Độ để tìm hiểu các điều kiện ở vùng đất Ấn Độ thuộc Pháp [129, tr.20].

Bản báo cáo của đoàn quan sát viên (gồm Đan Mạch, Thụy Sĩ và Philippin) đã lên án Pháp có những hành động chống lại những người ủng hộ việc sáp nhập với Ấn Độ, đồng thời phê phánẤn Độ có những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm khống chế các vùng đất này. Tiếp theo việc công bố bản báo cáo, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố: “…Với những hành động chống lại những người ủng hộ sáp nhập với Ấn Độ của Pháp thì khó có thể tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý” [129, tr.20]. Tháng 10/1952,Ấn Độ đề nghị một sự chuyển giao thực tế các địa giới còn lại cho Ấn Độ, đồng thời tiếp tục bảo lưu các cuộc thương lượng. Tuy nhiên, Chính phủ Pháp từ chối, viện cớ Hiến pháp không cho phép nhượng lại đất đai mà không có sự chấp thuận của nhân dân.

Trong khi đó, ngày 18/3/1954, các thành viên của Hội đồng điều hành và Thị trưởng của Pondicherry và 7 xã liền kề tuyên bố quyết định của mình hợp nhất với Ấn Độ mà không thông qua trưng cầu dân ý. Quyết định này đãđược phê chuẩn bởi Hội đồng đại diện. Trong khi Đảng Xã hội đang chuẩn bị từng bước sáp nhập, Thống đốc Pháp lại tìm cách trì hoãn buổi họp. Trước hành động này,Đảng Xã hội có kế hoạch kêu gọi các xã ở những vùng xa kéo về Pondicherry. Đảng Cộng sản cũng đã sẵn sàng bắt đầu cho cuộc vận động trực tiếp để sáp nhập Pondicherry. Điều đó tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ cho các khu vực khác thực hiện theo, đặc biệt là các xã trong Karikal. Theođó, trong khu vực Karikal, tất cả các xã và thành phố tự trị đã thông qua nghị quyết ủng hộ việc sáp nhập. Mặt khác, vào cuối tháng 3/1954, sự kiện các nhà lãnh đạo của Đảng Xã hội đã kéo lá cờ Ấn Độ lên trạm cảnh sát Nettapakkam, khẳng định quyết tâm sáp nhập vàoẤn Độ.

Trước những diễn biến trên, ngày 14/5/1954, tại Paris, Chính phủ Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán với Ấn Độ. Sau cuộc hội đàm ngày 13/10/1954, Ấn Độ và Pháp đãđưa ra một tuyên bố chung về giải pháp để giải quyết các vùng đất thuộc Pháp trên lãnh thổ Ấn Độ. Sự kiện này chứng tỏ rằng, lần đầu tiên sau 7 năm Ấn Độ độc lập, mối quan hệ Ấn Độ - Pháp được cải thiện đáng kể. Ngày 18/10/1954, đại diện hội đồng thành phố Pondicherry và Karikal tham gia vào cuộc

trưngcầu dân ý tại Keeloor với 170/178 phiếu áp đảo của các thành viênủng hộ sáp nhập lãnh thổ của Ấn Độ thuộc Pháp về với Ấn Độ. Ba ngày sau đó, một thỏa thuận về việc chuyển nhượng trên thực tế các vùng lãnh thổ này được ký tại New Delhi giữa hai nước và chính thức được phê chuẩn bởi Quốc hội Pháp vào tháng 5/1962. Ngày 16/8/1962, hai nước tiến hành trao đổi văn kiện được phê chuẩn. Theo đó, Pháp trao lại đầy đủ chủ quyền cho Ấn Độ trên các vùng đất thuộc Pháp. Quá trình đấu tranh thu hồi các lãnh thổ thuộc Pháp của Ấn Độ về cơ bản đến đây đã hoàn thành. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Ấn Độ từng bước được thống nhất, nền độc lập ngày càng được củng cố.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 73 - 75)