Trải qua một thời kỳ lâu dài và gian khổ dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, nhân dân Ấn Độ hiểu rõ nỗi cơ cực và sự tàn bạo. Vì vậy ngay từ khi chưa giành được độc lập, lực lượng lãnhđạo chủ chốt ở Ấn Độ là Đảng Quốc đại thể hiện lập trường chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phấn đấu cho hòa bình, chống chiến tranh đế quốc. Chính lập trường ấy là nền tảng cơ bản của chính sách đối ngoại của nước Cộng hòaẤn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964 và sau này.
Về chính sách đối ngoại, Hiến pháp mới của Cộng hòa Ấn Độ được thông qua tháng 1/1950, long trọng ghi những nguyên tắcđộc lập, trung lập, hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Nó xác định một cách rõ ràng sự gắn bó chặt chẽ giữa độc lập dân tộc, trung lập với hòa bình và hữu nghị giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự gắn bó trên những nguyên tắc ấy của chính sách đối ngoại là cơ sở của sự hợp tác và quan hệ giữa Ấn Độ với các nước.
Những nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ bao gồm: chống chiến tranh thế giới, phát triển nền kinh tế Ấn Độ; duy trì nền độc lập của Ấn Độ về đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế về vấn đề Kashmir; thu hồi các lãnhđịa của Ấn Độ thuộc Pháp và Bồ Đào Nha;ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc; xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc; hợp tác với các cường quốc, các nước láng giềng và các nước châu Á khác… Theo đó, giai đoạn 1950- 1964,Ấn Độ đã thật sự khẳng định vai trò và vị thế của mình trong thế giới thứ ba cũng như tạo thế cân bằng chiến lược với hai cực Xô - Mỹ, đồng thời góp phần hình thành nền tảng cho chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở giai đoạn sau.