ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Những thành tựu

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 122)

4.1.1. Những thành tựu

Một là, với những chính sách thực hiện của Chính phủ Thủ tướng J. Nehru đã tạo ra thay đổi sâu sắc trong xã hội Ấn Độ giai đoạn 1950 - 1964

Trong tầm nhìn chiến lược về một nhà nước Ấn Độ phát triển mạnh mẽ sau thời kỳ tự trị bằng sự ổn định về chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, được Chính phủ Ấn Độ hết sức chú trọng trong những năm đầu của nền Cộng hòa. Thông qua việc hoạch định chiến lược phát triển cụ thể trong giai đoạn 1950- 1964, những thay đổi quan trọng trong xã hội Ấn Độ dần rõ nét. Mục 36 của Hiến pháp về các nguyên tắc chỉ đạo trong chính sách quốc gia chỉ rõ: “Nhà nước Ấn Độ phải làm mọi cách để củng cố và nâng cao phúc lợi cho dân. Xây dựng một trật tự xã hội gồm các thể chế chính trị, kinh tế, luật pháp vận hành có hiệu quả, phục vụ cuộc sống nhân dân” [81, tr.142]. Khái niệm “Trật tự xã hội mới” xuất hiện năm 1955 cùng với việc xây dựng mô hình xã hội“theo kiểu mẫu chủ nghĩa xã hội” được Quốc hội thông qua tại phiên họp ở Avadi. Sau này được hiện thực hóa thành mục tiêu trong các kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 2 và thứ 3 của Ấn Độ. Thành tựu đạt được trong thời kỳ Thủ tướng J. Nehru nắm quyền là sự thiết lập lại xã hội mới cùng với sự hình thành của hệ thống phúc lợi, sự phát triển có kế hoạch của nền kinh tế. Chính sách xã hội mà Chính phủ Ấn Độ xây dựng và thực hiện trong thời kỳ này gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nhất là mọi người dân đều phải được đảm bảotốt về mặt xã hội. Chính phủ Ấn Độ thường xuyên nhấn mạnh trong khi cải cách cấu trúc tổ chức xã hội Ấn Độ phải hướng đến sự giải phóng cho các tầng lớp xã hội vốn lạc hậu và chịu nhiều bất công, và rằng: “Chúng ta không chỉ đấu tranh để cải cách chính trị, không chỉ đấu tranh giành lấy cải cách kinh tế…, mà chúng ta sẽ tiến hành công cuộc cách mạng xã hội. Điều đó chỉ có thể đạt được khi toàn bộ dân tộc Ấn Độ đồng lòng” [81, tr.142].

Trước hết, hệ thống luật pháp Ấn Độ công nhận quyền lợi chính đáng của người lao động, cho phép họ được có các công đoàn, được tổ chức biểu tình đòi quyền lợi, được bảo hiểm về tai nạn và sức khỏe trong mọi môi trường lao động. Chính phủ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tầng lớp bần nông và những tầng lớp dưới đáy xã hội khác hưởng lợi từ những thành quả phát triển kinh tế thông qua những biện pháp nhằm cải thiện địa vị xã hội của họ như ưu tiên về học bổng giáo dục, y tế, nhàở, dịch vụ xã hội… Năm 1951, “Bộ luật Hindu” được đưa vào thảo luận trong Quốc hội và sau này được chính phủ thông qua. Đây là cơ sở để xây dựng một nhà nước thế tục ở Ấn Độ, trong đó mọi người đều có quyền lợi như nhau, xóa bỏ tất cả rào cản phân biệt con người dựa theo tôn giáo, đẳng cấp.

Chính phủ Ấn Độ đã có những giải pháp trong giải quyết việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như sự hợp lý trong chính sách phát triển giáo dục và các dịch vụ xã hội đã tạo nên những thành tựu to lớn cho Ấn Độ trong thời kỳ này

(xem Phụ lục 6).

Các nhà lãnhđạo Ấn Độ sớm ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống giáo dục rộng lớn, hiệu quả với cân bằng cơ hội được học hành cho mọi tầng lớp trong một xã hội dân chủ. Vấn đề này càng trở nên bức thiết khi trong năm 1951, cả Ấn Độ chỉ có 16,6 % dân số biết chữ, và chỉ 6% nếu tính riêng khu vực nông thôn. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền Ấn Độ đặt mục tiêu đến năm 1961 sẽ triển khai chương trình giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với toàn bộ trẻ em dưới 14 tuổi. Tháng 5/1961, Thủ tướng J. Nehru khẳng định với Hội đồng Phát triển quốc gia rằng: “Tôi nhận thức được rằng chính giáo dục là cội nguồn của mọi sự phát triển, do vậy chúng ta phải để cho giáo dục được phát triển đi lên” [90, tr.169]. Vào cuối nhiệm kỳ Thủ tướng, J. Nehru bắt đầu chú trọng nhiều hơn vào sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học và nhấn mạnh cần phải phát triển hệ thống giáo dục cơ bản với bất cứ giá nào. Trong bản báo cáo cuối cùng của nhiệm kỳ năm 1963, J. Nehru nói với các Bộ trưởng: “Việc mở cửa giáo dục cho tất cả mọi người là phương thuốc tốt nhất để trị mọi căn bệnh của đất nước… trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta thà để một số ngành công nghiệp bị đình trệ để cho hệ thống giáo dục cơ bản được phát triển đi lên” [122, tr.601].

Trong những năm 1951 - 1952, Ấn Độ chi 198 triệu rupee vào phát triển giáo dục, nhưng đến giai đoạn 1964 - 1965, con số đó đã tăng gấp 7 lần, lên tới 1462,7 triệu rupee. Để giải quyết nạn mù chữ, Thủ tướng J. Nehru thúc giục Quốc hội không những không cắt giảm nguồn chi vào giáo dục cơ bản dưới bất kỳ điều kiện nào do sự khó khăn của nền kinh tế mang lại mà thậm chí cònđề xuất việc cắt giảm nguồn chi vào sự phát triển công nghiệp để phát triển giáo dục nếu cần thiết. Chính nhờ những giải pháp như vậy, trong hơn một thập niên của nền Cộng hòa, giáo dục Ấn Độ có bước phát triển vượt bậc. Trong giai đoạn từ những năm 1950- 1951 đến 1964- 1965, số lượng học sinh tăng từ 1,02 triệu đến 4,08 triệu người. Tỷ lệ trẻ em theo học các trường trong nhóm từ 6 đến 11 tuổi tăng từ 42,6% (năm 1950 - 1951) lên 61,1% (năm 1960 - 1961), vàở nhóm từ 11 đến 14 tuổi là 12,7% (năm 1950 - 1951) lên 22,8% [149]. Số lượng các trường trung học cơ sở tăng vọt từ 7.288 lên tới 24.477 [81, tr.145]. Sau khi giành độc lập, Ấn Độ mới chỉ có 18 trường đại học với tổng số sinh viên là 300.000 người. Đến năm 1964, số lượng các trường đại học đã lênđến 44 trường, các trường cao đẳng là 2.500 trường, và tổng số sinh viên năm cuối và nghiên cứu sinh lên đến 613.000 người. Đặc biệt, số lượng sinh viên nữ tăng gấp 6 lần, chiếm 22%.

Các dịch vụ về sức khỏe, y tế có sự mở rộng đáng kể. Trong vòng một thập kỷ, số lượng lớn các bệnh viện, trạm sá, cơ sở y tế và các trung tâm phục vụ cho bà mẹ và phúc lợi trẻ em được xây dựng mới. Các chương trìnhđặc biệt về nước sạch, môi trường và kiểm soát dịch bệnh được chú trọng. Trong những năm 1950- 1951, chỉ có 8.600 cơ sở y tế với khoảng 113 triệu gường bệnh, đến những năm 1960 - 1961, số lượng cơ sở y tế tăng lên 12.600 với khoảng 186 triệu giường bệnh. Ngoài ra, còn có 2.800 trung tâm chăm sóc sức khỏe hoạt động thường xuyên [149].

Bên cạnh đó, hai chương trình lớn nhằm phát triển vùng nông thôn, cụ thể là “Chương trình phát triển cộng đồng” và “Panchayan Rai”, đã được triển khai năm 1952 và 1959. Chúng được thiết kế nhằm mục đích đặt nền móng cho hệ thống phúc lợi xã hội của quốc gia. Mặc dù mục đích ban đầu của hai chương trình này là để phát triển ngành nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp của Ấn Độ và cải thiện chất lượng cuộc sống con người, nhất là đối với các tầng lớp Harijan (Chú

giải 14) của xã hội. Tuy nhiên, chúng cũng chứa đựng những mục đích về phúc lợi xã hội. Người dân ở nông thôn nhận được sự giúp đỡ của nhà nước thông qua hỗ trợ về tài chính, giáo dục và cơ hội việc làm, để cải thiện địa vị kinh tế - xã hội như những bộ phận khác của cộng đồng.

Có thể nói, trên đây là những thành quả đáng ghi nhận khi Ấn Độ vừa bước ra từ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, nhanh chóng hoạch định chiến lược gắn phát triển với đảm bảo các chính sách xã hội. Nghĩa là các mục tiêu chính sách xã hội chỉ đạt được trên cơ sở của thành quả kinh tế, đồng thời động lực phát triển kinh tế chỉ được tạo ra khi người dân đảm bảo về mặt xã hội và được hưởng các thành quả kinh tế đó. Do vậy, những thành quả trên tạo nền tảng vững chắc để Ấn Độ củng cố độc lập về kinh tế và chính trị.

Hai là, uy tín và vị thế của Chính phủ Ấn Độ đối với người dân trong nước và trên trường quốc tế được nâng cao

Bằng sự nhạy bén về chính trị, quyết đoán trong các quyết sách xuất phát từ thực tiễn ở một đất nước rộng lớn, ngay khi thiết lập nền Cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng J. Nehru, Chính phủ Ấn Độ đã xácđịnh hai nhiệm vụ trung tâm là vừa củng cố độc lập, vừa xác lập phương thức phát triển quốc gia. Nhìn tổng thể, những thành tựu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội giai đoạn 1950 - 1964 của Chính phủ Ấn Độ cho thấy rằng, việc hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển quốc gia không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Nhất là gắn nhiệm vụ này trong bối cảnh Ấn Độ vừa mới giành được độc lập cũng như tính chất phức tạp của quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh thì những thành công màẤn Độ đạt được càng có giá trị hơn. Những thành công này đã tạo dựng uy tín cho Chính phủ Ấn Độ trong nhân dân bất chấp những bất ổn tiềm tàng trong nước và sự chống phá từ bên ngoài và tạo nền tảng vững chắc để Ấn Độ tiếp tục phát triển trong các giai đoạn về sau.

Trước hết, Chính phủ Ấn Độ từ việc đề ra đường lối chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ dài, đã đề ra từng kế hoạch 5 năm với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, xác định hướng ưu tiêu phát triển từng lĩnh vực cho từng giai đoạn. Đồng thời, chính phủ cũng kịp thời có sự điều chỉnh kế hoạch khi tình hình quốc tế, trong nước có sự thay đổi. Quá trình thống nhất lãnh thổ, kiện toàn cơ cấu

hành chính liên bang trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng J. Nehru vừa đảm bảo tập trung quản lý từ trung ương đến địa phương, vừa loại bỏ những di sản thực dân của các vùng đất thuộc Pháp và Bồ Đào Nha trên đất Ấn Độ, đảm bảo tính toàn vẹn cương vực lãnh thổ. Bên cạnh đó, giải quyết vấn đề ngôn ngữ quốc gia theo tinh thần thúc đẩy sự hợp nhất quốc gia, dựa trên yếu tố dân tộc và hiện đại, đáp ứng nguyện vọng đại đa số quần chúng. Trong toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước đều được Hiến pháp quy định chặt chẽ với quy chế rõ ràng để mọi người dân tuân thủ. Mặt khác, chính quyền thực hiện nhiều biện pháp nhằm ổn định tâm lý, thúc đẩy hội nhập các bộ lạc vào một nước Ấn Độ đảm bảo tính“thống nhất trong đa dạng”.

Ngoài ra, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, chính phủ đã có những chính sách phúc lợi xã hội giải quyết các vấn đề cấp thiết trong đời sống của nhân dân như nhà ở, việc làm, đất đai, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục… Biến đổi sâu sắc trong xã hội Ấn Độ giai đoạn này là một minh chứng cụ thể. Chính phủ kết hợp linh hoạt và hiệu quả giữa phát triển kinh tế với chính sách xã hội theo hướng mọi người dân Ấn Độ phải được đảm bảo về mặt xã hội một cách tốt nhất. Điều này tạo nên sự ổn định chính trị xã hội, được coi là nền tảng quan trọng để củng cố độc lập dân tộc ở Ấn Độ.

Trải qua quá trìnhđấu tranh từ tự trị đến Cộng hòa (1947 - 1950), nước Cộng hòaẤn Độ ra đời (26/1/1950) trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh với nhiều biến động phức tạp, nhất là sự hình thành Trật tự hai cực Xô - Mỹ. Vừa thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh nên lúc này, Ấn Độ có mục tiêu lớn nhất là tập trung củng cố nội bộ, giữ gìn và bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa mới giành được, cải tạo, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước hùng mạnh. Do vậy, hơn lúc nào hết, để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ Ấn Độ đề ra chính sách đối ngoại dựa trên cơ sởcùng tồn tại hòa bình, tự lực tự cường và hợp tác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không liên kết, ủng hộ phi thực dân hóa, giải trừ vũ khí, xây dựng trật tự kinh tế quốc tế công bằng và đấu tranh trên toàn cầu, chống phân biệt chủng tộc.

Với chính sách này, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Ấn Độ đã theo đuổi chủ nghĩa lý tưởng, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân cũ, mới,

chủ nghĩa Apartheid; chủ trương làm bạn với tất cả các nước chứ không nghiêng về bất cứ phe nào trong nền chính trị cường quyền và thi hành một nền kinh tế hỗn hợp để có thể nhận được viện trợ từ các nước tư bản và xã hội chủ nghĩa.

Là một quốc gia có đầy đủ tiềm năng nổi lên như là một trung tâm quyền lực quan trọng trên thế giới, Ấn Độ đã nhanh chóng nắm bắt ngọn cờ lãnh đạo nhóm các nước mới giành được độc lập. Thời kỳ này, Ấn Độ tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương và Triều Tiên, đóng vai trò quan trọng trong việc triệu tập Hội nghị Bandung (1955), hình thành phong trào Á - Phi và đã cùngđề xướng Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Đặc biệt, tại Liên hợp quốc, Ấn Độ nổi lên như một nhân tố mang hòa bình cho các cuộc xung đột khu vực bằng những giải pháp hiệu quả. Từ những giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Đông Dương, đến việc đảm bảo quyền tự quyết trong vấn đề kênh đào Suez, phản đối sự can thiệp của Anh, Pháp, Israel tới Ai Cập, từ thể hiện quan điểm rõ ràng trong vấn đề Liên Xô đưa quân vào Hungari đến một giải pháp ổn định tình hình tại Congo… tất cả đều được thế giới ghi nhận ở những nỗ lực không mệt mỏi của Ấn Độ cho sự ổn định và hòa bình khu vực, thế giới. Quan trọng hơn, Ấn Độ đã “ghi điểm” trong mắt của hai khối Đông - Tây, đồng thời làm thay đổi nhận thức, quan điểm của họ đối với tư tưởng không liên kết mà Ấn Độ theo đuổi.

Biểu hiện rõ nét nhất là trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, thuốc thử mạnh mẽ để kiểm chứng sự kiên định của Ấn Độ vào con đường “không liên kết” và tư tưởng yêu chuộng hòa bình. Đầu tiênẤn Độ phải chịu sự ghẻ lạnh từ Trung Quốc và Liên Xô bởi Ấn Độ cho rằng chính Bắc Triều Tiên là bên gây chiến đầu tiên. Sau đó, Ấn Độ lại chịu sự giận dữ từ Hoa Kỳ khi từ chối cùng với các thế lực phương Tây can thiệp vào cuộc chiến… Mặc dù vậy, Ấn Độ đã không để những việc đó làmảnh hưởng đến lập trường của mình trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.Ấn Độ vẫn tiếp tục thúc giục Liên hợp quốc công nhận và trao cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa một ghế trong Hội đồng Bảo an. Mặt khác, Ấn Độ rất cần sự viện trợ lương thực từ Mỹ để chống lại nạn đói hoành hành trong nước, nhưng vẫn không cổ xúy cho lập trường của Mỹ về tình hình bán đảo Triều Tiên.Ấn Độ vẫn miệt mài

theo đuổi lập trường của mình mặc cho các thế lực liên tiếp kéo Ấn Độ về phía

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)